Quy trình phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Quy trình phát mại tài sản thế chấp ngân hàng được thực hiện bởi ngân hàng khi người vay vốn thế chấp tài sản bảo đảm để vay vốn ngân hàng nhưng không còn khả năng thanh toán khi đến hạn để thu hồi nợ của người vay. Bài viết này cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến các vấn đề phát mại tài sản thế chấp ngân hàng theo quy định pháp luật hiện hành.

Quy trình phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Quy trình phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Phát mại tài sản thế chấp ngân hàng là gì?

Để có thể vay vốn từ ngân hàng thì khách hàng cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN Ngày 30 tháng 12 năm 2016 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Theo đó, một trong các điều kiện quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay đó là có đủ khả năng tài chính để trả nợ. Theo đó, cách an toàn mà ngân hàng thường yêu cầu chứng minh nghĩa vụ tài chính của khách hàng đó là phải có tài sản thế chấp. Khi đến hạn trả nợ nhưng khách hàng không có khả năng chi trả thì ngân hàng có quyền phát mại tài sản. Đó là hình thức công bố và bán tài sản thế chấp công khai theo quy định của pháp luật, thanh lý hợp đồng vay vốn đã ký kết giữa hai bên.

>>> Xem thêm: Trường hợp nào ngân hàng được tổ chức phát mãi tài sản thế chấp

Phương thức phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Ngân hàng có quyền yêu cầu và thực hiện xử lý tài sản thế chấp theo thỏa thuận của các bên.

Căn cứ theo quy định tài Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 về phương thức xử lý tài sản thế chấp bao gồm: Bán đấu giá tài sản; bên nhận tài sản tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận.

>>> Xem thêm: Hướng xử lý khi bên nhận bảo đảm tự bán tài sản thế chấp

Trình tự thủ tục phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Nhằm đảm bảo sự minh bạch, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình phát mại tài sản thế chấp, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về trình tự thủ tục theo đó việc xử lý tài sản phát mại được tiến công khai.

Trình tự thủ tục phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Trình tự thủ tục phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Thông báo xử lý phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Căn cứ theo Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015, trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

Trong trường hợp không thông báo trước khi xử lý tài sản mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường thiệt hại.

Định giá tài sản

Căn cứ theo Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có thể lựa chọn thực hiện định giá tài sản theo 2 phương thức:

  • Thỏa thuận về giá tài sản thế chấp
  • Định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Theo đó, việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.

Xử lý tài sản phát mại

Xử lý tài sản phát mại

Xử lý tài sản phát mại

Cân cứ theo Điều 307 Bộ luật Dân sự 2015 quy địch trình tự xử lý tài sản phát mại gồm

  • Thực hiện xử lý tài sản thế chấp theo các phương thức theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được từ việc phát mại tài sản thế chấp sẽ được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản thế chấp (người vay vốn).
  • Số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp được thanh toán theo thỏa thuận của các bên và theo quy định pháp luật. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm. Nếu số tiền này nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Chuyển quyền sở hữu tài sản cho người chủ sở hữu tiếp theo của tài sản thế chấp sau khi xử lý phát mại theo quy định pháp luật.

>>>Xem thêm: Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng

Nội dung trên đây bao gồm các thông tin về trình tự thủ tục phát mại tài sản thế chấp tại ngân hàng. Nếu quý khách vẫn còn vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi thông qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (43 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

12 thoughts on “Quy trình phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

  1. Vũ Văn Tuyên says:

    xin hỏi luật sư gia đình tôi có vay ngân hàng nông nghiệp PTNT số tiền 300.000.000 đông. thế chấp sổ đất ở diện tích 360 m2 từ năm 2013 đáo hạn rất đều, đến năm 2019 do làm ăn thô nỗ rất đến phá sản, cán bộ ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho gia đình trả dần 5 triệu/ 1 tháng, đến nay khi cán bộ phụ trách mới về thay thì yêu cầu gia đình tôi ngừng trả góp và phải thanh toán tất cả nợ gốc là 270 triệu còn lại. do không có khả năng thanh toán hết nên ngân hàng đã gửi đơn kiện ra tòa.
    vậy luật sư cho tôi hỏi ngân hàng làm như vậy có đúng chưa? khi có đơn kiện như vây khi nào ngân hàng sẽ phát mại tài sản của gia đình tôi? và số tiền nhà tôi vay ngân hàng là 300 triệu nhưng định giá đất ở của gia đình tôi phải lên đến 1 tỷ vậy ngân hàng sẽ làm gì?
    tôi xin chân thành cảm ơn.

  2. Uyên says:

    Xin hỏi.
    Mẹ tôi có vay ngân hàng 1.940.000.000 vnd thế chấp bằng lô đất của tôi. ( Tôi là con gái đứng tên lô đất). Vậy 2 năm đáo hạn đóng lãi đầy đủ và đúng ngày. Nay do tình hình dịch covid 19 làm ăn phá sản nên mất khả năng trả lãi cao, tôi muốn hỏi liệu tôi có thể làm đơn xin ngân hàng cho trả lãi chậm và ít kéo dài lãi suất ra dc không ak ?. Trong trường hợp chúng bị phát mại tài sản thì chúng tôi có lấy lại dc số tiền còn lại của lô đất không và thủ tục phát mại như thế nào của ngân hàng ak. Ngân hàng mẹ tôi vay lát HD Bank, giá đất hiện là 3,6 tỷ, vậy tôi có bị mất đất không ? Xin cho tôi thêm thông tin, xin cám ơn !

  3. Nguyễn thiên phước says:

    Xin chnào luật sư, luật sư vui lòng tư vấn giúp tôi. Ngày 11/5/2021 tôi có thế chấp tài sản cho ngân hàng, thời hạn 20 năm, ngân hàng cho tôi trả lãi trong 6 tháng đầu, sau đó sẻ đổi hình thức trả góp. Tôi trả lãi được 1 lần của tháng 6.nhưng vì tình hình dịch covid ,và khu nhà tôi bị cách ly đó có cả nhiễm trong khu, vợ tôi không đi làm được mất thu nhập xin hoạt, tôi khi làm khi nghỉ vì cách giản chỉ Thị 16.theo tôi được biết thông tư 03 của NHNN có vài điều khoản như cơ cấu nợ, giản nợ, hoặc miễn, giảm lãi. Xin hỏi thế chấp tài sản nhu tôi thì được rơi vào khoản nào, và tôi phải viết đơn hay có cách nào Xin luật sư chỉ giúp.vì tôi có đt liền lạc với nhận viên NH họ nói là không được giải quyết theo thông tư 03 được. Chân thành cảm ơn luật sư. Chúc luật sư và tất cả người thân luôn mạnh khỏe.

  4. Vũ Văn Thi says:

    Chào Luật sư. Tôi dự định mua 1 căn nhà của người chú trong gia đình. Do công việc làm ăn lên chú tôi cùng 2 người bạn khác cùng nhau thế chấp 3 sổ đỏ của 3 người để vay vốn Ngân hàng( tôi k biết thế chấp riêng từng sổ hay chung cả 3 và thời hạn vay vốn)Vì lý do tế nhị nên tôi chưa tiện hỏi.Chú và dì tôi đồng ý bán căn nhà đó cho tôi và hẹn sau Tết sẽ giao dịch. Luật sư tư vấn cho tôi xem có thể mua căn nhà đó dc không?Thủ tục có phức tạp không? Chú tôi có thể xoá thế chấp căn nhà đó lấy sổ về bán cho tôi riêng không? Trường hợp 3 người cùng chung thế chấp 3 sổ đỏ vay tiền thì chú tôi có cách nào lấy riêng dc sổ của mình ra bán nhà cho tôi. Xin cảm ơn luật sư

  5. Nguyễn Hải says:

    Cháu xin hỏi luật sư,e cháu dùng sổ đỏ để vậy ngân hàng 700tr để kinh doanh và có thời hạn được vay kéo dài 7nam nhưng vì dịch covid e cháu đã ngừng kinh doanh. Bây giờ ngân hàng k cho vay và đòi e cháu trả khoản vay đã vậy với lý do là không còn kinh doanh nữa.nhung sau đó e cháu đã thành toán một nữa là 350 tr rồi ,sau hai tháng ngân hàng lại nói phải thanh toán toàn bộ số còn lại nếu không sẽ phát mại tài sản thế chấp.chau xin hỏi ngân hàng làm vậy có đúng không nhỉ k có lấy một văn bản nào gửi cho e cháu . tiền lãi hàng tháng e cháu vẫn đóng đầy đủ . cháu mong được sự tư vấn và giúp đỡ của luật sư cháu cảm ơn

  6. Nguyễn bảo quốc says:

    Xin hỏi luật sư .tôi và vợ có vay ngân hàng hàng hải năm 2018 .2 tỷ thế do tình hình dịch bênhj covid 19 .ko có khả năng duy trì .nhưng giờ tôi muốn bán tài sản tất toán cho ngân hàng .nhưng họ ko cho .xin luật sư tư vấn giúp tôi.

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8