Phạm tội lần đầu có được hưởng án treo không?

Phạm tội lần đầu có được hưởng án treo không ? Là câu hỏi khá phổ biến của một số người lần đầu có hành vi phạm tội với mong muốn được hưởng án treo thay vì phải chấp hành hình phạt tù. Điều kiện được hưởng án treo, các trường hợp được hưởng án treo, điều kiện hưởng án treo sẽ được trình bày cụ thể. Vì vậy, mời quý độc giả cùng tìm hiểu xem án treo là gì và khi nào một người sẽ được hưởng án treo theo Bộ luật Hình sự thông qua bài viết dưới đây.

Phạm tội lần đầu có được hưởng án treo không?

Phạm tội lần đầu có được hưởng án treo không?

Án treo theo quy định của Bộ luật Hình sự

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Như vậy, án treo được hiểu không phải là hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Và Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền xem xét việc hưởng án treo của một người dựa trên hình phạt tù mà người đó phải nhận, nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ của họ có trong vụ án.

Căn cứ pháp lý: Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 08 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo và Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

>>>Xem thêm: Án treo được áp dụng trong trường hợp nào?

Điều kiện để được hưởng án treo

Để người phạm tội được hưởng án treo trước hết họ phải là người bị xử phạt tù và sẽ được xem xét khi có đủ các điều kiện sau đây:

Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

  • Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết đã bị xử lý kỷ luật  hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo

  • Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)..

  • Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

  • Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết này

Điều kiện hưởng án treo

Điều kiện hưởng án treo

Như vậy, để xem xét một người được hưởng án treo Tòa án cần căn cứ trên nhiều tiêu chí và điều kiện khác nhau nhằm tạo sự khoan hồng cho những đối tượng phạm tội nhưng hành vi và nhân thân người này không quá nguy hiểm xã hội.

Căn cứ pháp lý: Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 08 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số: 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 04 năm 2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

>>>Xem thêm: Cách xin hưởng án treo trong vụ án hình sự

Những trường hợp không được hưởng án treo

Bên cạnh những trường hợp có thể được xem xét để được hưởng án treo thì pháp luật cũng ghi nhận một số đối tượng phạm tội sẽ không được áp dụng biện pháp trên, cụ thể đó là:

  • Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
  • Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường một trong các hợp sau đây:
  • Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
  • Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.
  • Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:
  • Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
  • Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;
  • Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;
  • Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú.
  • Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 08 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số: 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 04 năm 2022 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Người phạm tội lần đầu có được xem xét hưởng án treo không ?

Mặc dù phạm tội lần đầu không được xem là căn cứ để được hưởng án treo tuy nhiên nó vẫn là dấu hiệu tích cực có thể ảnh hưởng các điều kiện được hưởng án treo khác như về yếu tố nhân thân tốt, mức phạt tù hay các tình tiết giảm nhẹ trong vụ án.

Dựa theo những thông tin vừa đề cập phía trên, người phạm tội lần đầu hoàn toàn có thể được xem xét để được hưởng án treo nếu thỏa mãn các điều kiện luật định, nhưng các cá nhân này trước hết phải không thuộc những đối tượng không được hưởng án treo theo quy định pháp luật.

Thủ tục xin hưởng án treo

Thủ tục xin hưởng án treo

Như vậy, một người phạm tội lần đầu bị xử hình phạt tù nhưng không thuộc những trường hợp không được hưởng án treo và có hình phạt tù dưới 3 năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và có nơi cư trú rõ ràng mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể giám sát thì người này hoàn toàn có cơ sở để được Tòa án xem xét cho phép được hưởng án treo.

>>>Xem thêm: Tư vấn cách tính thời gian thử thách hưởng án treo

Mẫu đơn xin được hưởng án treo

Sau khi căn cứ vào các điều kiện để được hưởng án treo theo quy định pháp luật, người phạm tội có thể điền mẫu đơn xin được hưởng án treo để Tòa án xem xét. Nội dung mẫu đơn cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc
——————

……,ngày…tháng…năm…

ĐƠN XIN ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO
(V/v:  Đề nghị được hưởng án treo đối với hình phạt………… )

– Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;

– Căn cứ Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Kính gửi:   – Tòa án nhân dân huyện/tỉnh/…………………………….

                  – Hội đồng xét xử

                  – Ông:…………………. – Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện/tỉnh/…

Tôi tên là: …………………..……… Sinh ngày: …. /..… / …… Giới tính: ………..

Chứng minh nhân dân số: ……… Ngày cấp: ……………. Nơi cấp: ……………….

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………..…………………………………

Là:…………………………….(Ví dụ: người thân của bị cáo/ bị cáo trong……)

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:

…………………………………………………………………………………………

Ví dụ: Theo bản án sơ thẩm số…… ngày…/…./…… của Tòa án nhân dân quận………., tôi bị xử phạt 1 năm tù giam về “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 với 3 tình tiết giảm nhẹ là “người phạm tội đã làm giảm bớt tác hại của tội phạm”, “người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại”, và “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định tại điểm a, điểm b và điểm i Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Đây là lần đầu tiên tôi phạm tội, trước đó tôi luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Tôi có nơi cư trú rõ ràng tại…………………………..

Mà theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì:

“Điều 2.Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

1.Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

2.Có nhân thân tốt.

Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

3.Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

4.Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5.Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”

Tôi nhận thấy mình hoàn toàn có đủ điều kiện để có thể được hưởng án treo theo quy định của pháp luật, nên tôi làm đơn này kính đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh……………. cùng Hội đồng xét xử chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án số…… ngày…./…./….. xem xét và tạo điều kiện cho tôi được miễn chấp hành hình phạt tù, hưởng án treo để tôi tự cải tạo dưới sự giám sát của người thân và một số cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khác.

Tôi xin cam đoan sẽ thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong cũng như sau thời gian thử thách.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn

 


(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Luật sư tư vấn xin hưởng án treo

  • Luật sư tư vấn về các điều kiện để được hưởng án treo
  • Luật sư tư vấn về những trường hợp không được hưởng án treo
  • Luật sư tư vấn hướng dẫn viết đơn xin được hưởng án treo
  • Luật sư tư vấn về thời gian thử thách hưởng án treo
  • Luật sư tham gia vụ án với tư cách là người bào chữa

Án treo là một biện pháp hình sự giúp người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên để được Tòa án áp dụng biện pháp trên cần có đủ điều kiện luật định. Vì vậy, nhằm tránh phải chấp hành hình phạt tù người phạm tội có thể gửi đơn xin được hưởng án treo để tòa án xem xét.  Nếu quý khách có vướng mắc về án treo, vui lòng liên hệ tổng đài 1900.63.63.87 để được luật sư hình sự hỗ trợ.

Một số bài viết liên quan đến chủ đề án treo có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87