Người dưới 18 tuổi tự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được không là câu hỏi nhiều người cần giải đáp bởi vì hiện nay cũng có nhiều người dưới 18 tuổi tham gia giao dịch dân sự. Nếu không nắm rõ quy định về xác lập giao dịch của người dưới 18 tuổi thì có thể dẫn đến ảnh hưởng quyền và lợi ích của bên tham gia giao dịch. Để nắm rõ về vấn đề này, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Người chưa thanh niên tự xác lập giao dịch dân sự
>>Xem thêm: Giao Dịch Dân Sự Do Người Dưới 15 Tuổi Xác Lập Có Hợp Pháp Không?
Người chưa thành niên có quyền tự xác lập giao dịch không?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy, tùy thuộc vào từng độ tuổi của người chưa thành niên mà có thể tự mình xác lập giao dịch hoặc có sự đồng ý của người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật sẽ người xác lập, thực hiện giao dịch
Quyền của người giám hộ đối với tài sản của người dưới 18 tuổi
Theo quy định tại Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015, quyền của người giám hộ đối với tài sản của người dưới 18 tuổi được quy định như sau:
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
- Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Tuy nhiên, khi định đoạt tài sản của người được giám hộ, người giám hộ phải tuân thủ các hạn chế và thủ tục theo quy định của pháp luật sau:
- Người giám hộ chỉ đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Dân sự 2015).
- Người giám hộ được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (theo quy định tại đoạn 1, 2 khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015).
- Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ (theo quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015)
Hậu quả pháp lý của giao dịch người dưới 18 tuổi không được thực hiện
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Những giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập, thực hiện trái quy định tại Điều 21 của Bộ luật Dân sự 2015 là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của Điều 125 Bộ luật này. Theo yêu cầu của người đại diện của người dưới 18 tuổi, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.
Theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
- Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
>>>Xem thêm: Xử lý giao dịch do người chưa thành niên xác lập
Các trường hợp giao dịch dân sự do người dưới 18 tuổi tự xác lập không vô hiệu
Các giao dịch dân sự do người dưới 18 tuổi xác lập, thực hiện sau đây không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
- Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
- Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên.
>>>Xem thêm: Giao dịch dân sự do người dưới 15 tuổi xác lập có hợp pháp không
Tư vấn quy định về xác lập giao dịch dịch dân sự của người dưới 18 tuổi
- Tư vấn độ tuổi cụ thể của người chưa thanh niên được tham gia giao dịch
- Tư vấn về đại diện người chưa thành niên tham gia giao dịch dân sự
- Tư vấn hậu quả pháp lý của giao dịch người chưa thành niên tự xác lập và hướng giải quyết
- Tư vấn các trường hợp giao dịch dân sự không bị vô hiệu do người chưa thành niên xác lập
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.
Tư vấn người chưa thanh niên tự xác lập giao dịch dân sự
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến người dưới 18 tuổi tự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự được không? Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ luật sư dân sự qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được luật sư dân sự tư vấn một cách chi tiết và hiệu quả nhất.
Tôi cần hỗ trợ trường hợp này: Một người làm nghề đánh bát hải sản được chủ tàu mua bảo hiểm thuyền viên. Trong khi đánh bát hải sản thì bị tai nạn và chết. Di sản là số tiền bảo hiểm do cty bảo hiểm chi trả. Người được thừa kế là vợ và 2 con (1 sinh ngày 29/9/2006 và 1 sinh ngày 08/4/2004). Cha và mẹ của người này đã chết trước ông ta. Nay muốn nhận được tiền bảo hiểm thì thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay thoả thuận phân chia di sản. Và các người con đó có tự mình xác lập thực hiện giao dịch được không ? Trân trọng cảm ơn.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.