Vấn đề giữ bí mật thông về khách hàng của luật sư là vấn đề mang tính pháp lý, Nghĩa vụ bảo mật thông tin của luật sư cho khách hàng khi tư vấn trực tuyến được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Qua bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ liên quan đến nghĩa vụ bảo mật thông tin của luật sư cho khách hàng khi tư vấn trực tuyến.
Nghĩa vụ bảo mật thông tin của luật sư cho khách hàng
Mục Lục
Cơ sở pháp lý quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của luật sư
Hiện nay quy định về giữ bí mật thông tin của khách hàng được quy định trong Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư, cụ thể:
Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012
Điểm c khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư năm 2006, cấm Luật sư thực hiện hành vi: Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
Và Điều 25 Luật Luật sư năm 2006 có quy định: Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc. Tại Quy tắc 7 quy định như sau: “7.1. Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật. 7.2. Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Nội dung của quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng của luật sư
Những thông tin nào của khách hàng luật sư cần bảo mật
Theo khoản 1 Điều 25 Luật Luật sư năm 2006, có quy định: “Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề”.
Như vậy, theo Luật Luật sư đã những thông tin khách hàng mà Luật sư cần giữ bí mật là: Thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà luật sư biết được khi hành nghề. Ngoài ra, Luật sư và khách hàng có thể thỏa thuận cụ thể về những thông tin về khách hàng cần được bảo mật, loại thông tin gì và những thông tin không bắt buộc phải giữ nó mật.
Thông tin khách hàng được bảo mật theo quy định của pháp luật
>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn bảo vệ thông tin khi thuê luật sư
Thời gian bảo mật thông tin của khách hàng
Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý và ngay cả sau khi kết thúc. Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc Luật sư có nghĩa vụ phải giữ bí mật thông tin khách hàng nếu đó là những thông tin Luật sư biết được sau khi kết thúc vụ việc hoặc những thông tin không liên quan đến việc giải quyết vụ án (Quy tắc 7(7.1) quy định về “Giữ bí mật thông tin”)
>>> Tham khảo thêm về: Các vấn đề bảo mật thông tin khi sử dụng dịch vụ luật sư
Những chủ thể có nghĩa vụ bảo mật thông tin cho khách hàng
Theo khoản 3 Điều 25 Luật Luật sư năm 2006 có quy định: Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình;
Và Quy tắc 7.2 quy định: Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy, Luật sư, các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề luật sư là những chủ thể có nghĩa vụ bảo mật những thông tin bí mật của khách hàng quy định theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp luật sư được tiết lộ thông tin của khách hàng
Có hai trường hợp Luật sư được tiết lộ thông tin khách hàng (khoản 1 Điều 25 Luật Luật sư năm 2006) đó là:
- Khách hàng đồng ý bằng văn bản: Khi được khách hàng đồng ý, Luật sư có thể tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng tuy nhiên phải được thực hiện bằng văn bản;
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định
Hệ quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng:
Luật sư vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin về vụ án, về khách hàng; gây thiệt hại thì tùy tính chất, mức độ vi phạm, mà bị hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
Trách nhiệm kỷ luật:
Điều 85 Luật Luật sư năm 2006 quy định về xử lý kỷ luật với Luật sư trong trường hợp Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có hình thức cụ thể.
Trách nhiệm hành chính:
Khoản 7 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định: “7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”.
Trách nhiệm dân sự:
Luật sư tiết lộ thông tin khách hàng dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích của khách hàng, khách hàng có thể yêu cầu Luật sư bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trách nhiệm hình sự:
Khoản 3 Điều 19 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Ðiều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này
Các dịch vụ pháp lý mà luật sư Luật Long Phan PMT cung cấp cho khách hàng
Hiện nay ở Công ty Luật Long Phan PMT có đội ngũ Luật sư hoạt động nghề nghiệp nhiều năm với kinh nghiệm dày dặn. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật, tố tụng, giải quyết tranh chấp dân sự luôn sẵn sàng hỗ trợ bảo vệ hiệu quả tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách hàng.
Luật sư tư vấn và hỗ trợ khách hàng tận tâm
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến những vấn đề cần lưu ý về Nghĩa vụ bảo mật thông tin của luật sư cho khách hàng khi tư vấn pháp luật trực tuyến. Nếu như bạn có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp luật sư tư vấn trực tiếp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời miễn phí. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.