Mua đất qua vi bằng có làm sổ được không?

Mua đất qua vi bằng có làm sổ được không luôn là vấn đề mà người mua đất, mua nhà quan tâm, vi bằng một trong các thủ tục được người dân lựa chọn khi tham gia vào quá trình mua bán đất. Bài viết dưới này sẽ cung cấp cho quý khách các thông tin về việc mua đất qua vi bằng có làm sổ được không và các thủ tục pháp lý liên quan khác.

Mua nhà đất bằng vi bằng

Mua nhà đất bằng vi bằng

Vi bằng là gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 và Khoản 3 Điều 36 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng được ghi nhận như sau:

  • Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Mua nhà vi bằng có làm hộ khẩu được không?

Thủ tục cấp vi bằng theo quy định pháp luật

Khi các bên có nhu cầu thực hiện lập vi bằng, có thể thực hiện thủ tục tại văn phòng thừa phát lại được quy định tại Điều 39 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

  • Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

  • Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
  • Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

>>> Xem thêm: Mua nhà vi bằng là gì? Khi có tranh chấp giải quyết như thế nào?

Thủ tục lập vi bằng mua bán nhà đất

Thủ tục lập  vi bằng mua bán nhà đất

Các trường hợp không được lập vi bằng

Tuy nhiên, trên thực tế không phải trường hợp nào cũng được văn phòng thừa phát lại lập vi bằng. Tại Khoản 4 Điều 4 và Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về những trường hợp mà thừa phát lại không được lập vi bằng.

Khoản 4 Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP

  • Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP

  • Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này.
  • Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
  • Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Mua đất qua vi bằng có làm sổ được không?

Theo khoản 3 điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, vi bằng được hiểu văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. Ngoài ra, tại Khoản 2 và Khoản 3 của Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP cũng có ghi nhận về vấn đề pháp lý của vi bằng “Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác”, “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, có thể hiểu rằng việc lập thủ tục vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận sự kiện, hoạt động đó xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hoạt động đó nên không chứng minh được giá trị pháp lý của của các sự kiện. Có thể hiểu rằng việc lập vi bằng chỉ xác nhận có giao dịch xảy ra trên thực tế, và khi có tranh chấp xảy ra việc lập vi bằng tại thời điểm đó chỉ có giá trị làm bằng chứng chứ không có giá trị pháp lý. Vì thế, công chứng vi bằng không làm được sổ hay nói cách khác là không được làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Luật sư tư vấn khi mua đất qua vi bằng

  • Tư vấn mua đất qua vi bằng.
  • Hướng dẫn mua bán nhà đất đúng quy định
  • Tư vấn làm hồ sơ để thực hiện thủ tục mua bán nhà đất.

Tư vấn mua đất qua vi bằng có làm được sổ

Tư vấn mua đất qua vi bằng có làm được sổ

Thủ tục mua đất qua vi bằng là một các thủ tục đơn giản khi thực hiện việc mua bán đất, tuy nhiên việc công chứng vi bằng này không có tính giá trị pháp lý cao và dễ xảy ra các rủi ro khi thực hiện việc mua bán đất vì vậy quý khách cần lưu ý khi lựa chọn việc mua bán đất qua vi bằng, vì khi công chứng vi bằng sẽ không làm được sổ. Bên trên là bài viết về các vấn đề pháp lý khi mua đất vi bằng có làm sổ được không, nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua số hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87