Mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai là văn bản cần dùng khi các bên không thể tự hòa giải với nhau. Kết quả hòa giải tại UBND cấp xã là một trong những điều kiện cần có để thực hiện quyền khởi kiện. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc biểu mẫu đơn và một số thôgn tin pháp lý có liên quan.
Mục Lục
Nội dung đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai
>> Xem thêm: Mẫu Đơn Yêu Cầu Giữ Nguyên Hiện Trạng Nhà Đất Đang Tranh Chấp
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tên cơ quan có thẩm quyền tổ chức hòa giải;
- Họ và tên, năm sinh, số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân địa chỉ cư trú, địa chỉ liên hệ, số điện thoại của người yêu cầu tổ chức hòa giải và người bị yêu cầu tham gia hòa giải;
- Nội dung yêu cầu hòa giải;
- Mục đích tổ chức buổi hòa giải;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu hòa giải.
Cách viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp
- Ở phần “Kính gửi” và “UBND” đề tên UBND xã, phường nơi có bất động sản đang tranh chấp;
- Ở phần “Nội dung yêu cầu” trình bày ngắn gọn nguồn gốc hình thành quyền sử dụng đất, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, diễn biến sự việc dẫn đến tranh chấp, những sai phạm của chủ thể khác làm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu;
- Ở phần “Mục đích tổ chức hòa giải” nêu ngắn gọn các nguyện vọng mà người yêu cầu muốn cơ quan chức năng giải quyết như: trả lại diện tích đất bị lấn chiếm, phá dỡ công trình xây dựng trái phép…;
- Cuối đơn phải có ký tên hoặc điểm chỉ của người yêu cầu.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất
Hòa giải tại UBND cấp xã được tổ chức khi các bên không thể tự hòa giải được với nhau. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai trong địa giới hành chính của xã.
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải, việc tổ chức hòa giải phải được thực hiện. Kết quả xác nhận hòa giải thành hoặc không thành phải được lập thành biên bản và có chữ ký xác nhận của các bên.
Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp
Nếu việc hòa giải ở UBND cấp xã không thành, các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp trên hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013.
Nếu khởi kiện tại Tòa án thì cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện bao gồm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 189 BLTTDS 2015; chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện và giấy tờ nhân thân có liên quan đến giải quyết yêu cầu khởi kiện. Trình tự xử lý đơn khởi kiện như sau:
- Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
- Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và tiến hành thủ tục thụ lý nếu hồ sơ khởi kiện đầy đủ và hợp lệ.
- Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo giấy báo của Tòa án. Vụ án được thụ lý kể từ thời điểm Tòa án nhận được biên lai nộp tiền tạm ứng án phí từ người khởi kiện.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án, kể từ ngày thụ lý là từ 04 đến 06 tháng.
>> Xem thêm: Thủ Tục Khởi Kiện Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai
Trên đây là toàn bộ nôi dung tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của chúng tôi. Nếu quý khách hàng cảm thấy quyền và lợi ích hợp pháp cua mình bị xâm phạm xin hãy liên hệ ngay cho Luật sư nhà đất của chúng tôi qua hotline: 1900 63 63 87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.