Mẫu đơn kêu cứu khi bị đuổi việc được sử dụng khi người lao động có căn cứ cho rằng quy trình XỬ LÝ KỶ LUẬT và ra quyết định ĐUỔI VIỆC là không theo quy định của pháp luật. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý bạn đọc các lưu ý cần thiết khi soạn thảo đơn kêu cứu.
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN KÊU CỨU KHI BỊ ĐUỔI VIỆCMục Lục
Nơi nộp đơn kêu cứu khi bị đuổi việc
Khi có căn cứ bị Công ty đuổi việc trái luật, người lao động có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án cấp huyện, nơi có trụ sở của người sử dụng lao động để giải quyết. Ngoài ra, người lao động còn có thể gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan sau để trình bày sự việc:
- Sở lao động thương binh và xã hội,
- Phòng lao động thương binh và xã hội,
- Liên đoàn lao động,
- Công đoàn công ty.
Hướng dẫn viết đơn kêu cứu
Đơn kêu cứu bao gồm ba nội dung chính:
Phần kính gửi
Bạn đọc có thể làm đơn gửi Công Đoàn của Công ty của bạn, Liên đoàn lao động quận, huyện, tỉnh nơi có trụ sở công ty, Phòng hoặc Sở Lao đồng thương binh và xã hội và một số cơ quan có chức năng phối hợp với các cơ quan trên để giải quyết vụ việc.
Thông tin người làm đơn
Người lao động bị đuổi việc mà không có căn cứ chính đáng điền đầy đủ thông tin cá nhân để có quan có thẩm quyền xem xét đơn. Một số thông tin cần nêu như sau:
- Họ và tên;
- Năm sinh;
- Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD kèm ngày cấp và nơi cấp;
- Địa chỉ liên lạc;
- Số điện thoại liên hệ;
- Là nhân viên công ty……….. theo hợp đồng lao động số……………..; từ ngày ….. tới ngày……
Nội dung đơn kêu cứu
- Người lao động tóm tắt lại tranh chấp giữa mình và Công ty, nguyên do Công ty sai thải;
- Trình bày rõ Công ty đã thực hiện các thủ tục về sa thải theo đúng quy định hay chưa;
>> Tham khảo thêm: Thủ Tục Khởi Kiện Đòi Bồi Thường Khi Bị Đuổi Việc
- Trình bày các căn cứ chứng minh công ty có sự sai phạm khi xử lý kỷ luật, không tiến hành theo quy trình luật định;
- Nêu quá trình khiếu nại, hòa giải của người lao động;
- Nêu các thiệt hại vì bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp khi Công ty đuổi việc trái luật;……
Trường hợp người lao động tiến hành khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc, mời quý vị tham khảo bài viết:
>> Tham khảo thêm: THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐÒI BỒI THƯỜNG KHI BỊ ĐUỔI VIỆC và MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN ĐÒI TIỀN LƯƠNG
Trên đây là bài viết hướng dẫn soạn đơn kêu cứu khi bị đuổi việc dành cho người lao động. Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn pháp luật lao động xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Bị sa thải không lý do . Công ty sử dụng lao động không có hợp đồng lao động
Trường hợp này, vì hai bên không ký kết hợp đồng lao động , do đó, trước hết về phía công ty đã vi phạm nghĩa vụ giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 18 BLLĐ và có thể sẽ bị phạt hành chính theo quy định theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động.
Trường hợp nếu bạn cảm thấy người sử dụng lao động đã có hành vi sa thải, đuổi việc nhân viên trái luật, người lao động tiến hành khởi kiện ra Tòa án cấp huyện, nơi có trụ sở của người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên, đối với tranh chấp hợp đồng lao động theo dạng sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải (Điều 201 Bộ luật lao động 2012).
Người khởi kiện phải nộp cho Tòa án những loại giấy tờ, tài liệu chứng minh cho quan hệ lao động; những giấy tờ, tài liệu chứng minh cho sự kiện tranh chấp giữa các bên như:
Đơn khởi kiện sa thải trái luật;
Hợp đồng lao động;
Quyết định kỷ luật sa thải;
Biên bản họp kỷ luật sa thải;
Giấy tờ nhân thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân,…)
Khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện vụ án lao động và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn đến Tòa án thì Tòa án là kiểm tra đơn khởi kiện, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ tiến hành thụ lý giải quyết.
Trân trọng!
Luật sư cho mình hỏi, trong Cty e với 1 cô nc về việc e bị cách li, cô đó cả buổi cứ nói việc test ko đúng rồi lỡ lây cho ng khác thì sao. Trong khi e dk bán giám đóc cho cách li theo dõi vì tiếp xúc với 1 ng trong Cty mà ng đó test bằng nước miếng lên 2 vạch sau đó test lại bằng mũi thì lên 1 vạch để chắc chắn bán giám đốc có cho đi bệnh việc kt. Nhưng kết qua âm tính. Vì e có tiếp xúc nên vẫn phải cho cách li theo dõi. Đến khi e test lại thì âm tính và dk bán giám đốc cho đi làm. Nhưng ngày đầu làm lại cô đó lại nói như v nên e có nói là nếu có sợ lây hay có ý kiến thì lên bán giám đốc trình bày, thế là con của cô đó liền dùng gế inox đánh và dùng mỏ lết đánh e. Mà a đó lại bị thần kinh ko ổn định lúc tính lúc thì ngồi nc 1 mình, ko tỉnh táo. Cô đó với a mà đánh e là người quen với ông giám đốc nên ko xử lí , trong khi e ko hề nhắc đến con trai cô đó cũng như to tiếng qua lại với cô mà a đó đến đánh e. A đó ko được bình thường cô đó cũng ko xl hay nói j cả giám đốc cũng ko xử lí bây giờ đầu e đau. E Mn làm đơn lên liên đoàn lao động để đòi lại công bằng cho e có được ko ạ. Và luật sư có thể tư vấn giúp e được ko ạ. Hiện tại e rất là hoang mang
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.