Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng Tim-mốc được các bên lập ra nhằm xác nhận việc chuyển giao mặt bằng dựa trên những điều khoản đã thỏa thuận. Trên cơ sở các tim-mốc đã được bàn giao, nhà thầu sẽ kiểm tra đối chiếu với hồ sơ thiết kế để kịp thời điều chỉnh những sai sót. Cụ thể hơn về vấn đề này, mời quý bạn đọc theo dõi nội dung tư vấn dưới bài viết sau.

Biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc
Biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc được ban hành kèm theo Nghị định 27/2019/NĐ-CP. Biên bản cần lưu ý một số nội dung chính sau:
1.Nêu cụ thể họ tên, chức vụ người đại diện Đơn vị xây dựng công trình xây dựng đo đạc, đại diện UBND (cấp xã), Chủ sử dụng đất (bổ sung thêm thông tin về số CMTND )
>> Xem thêm: Mẫu Biên Bản Bàn Giao Vật Liệu Mẫu Thí Nghiệm
2. Nội dung bàn giao công trình xây dựng bao gồm:
- Số hiệu mốc, nằm trên mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50 000 có phiên hiệu;
- Vị trí mốc: Xây dựng đúng theo vị trí thể hiện trên sơ đồ vị trí điểm tương ứng;
- Tình trạng dấu mốc: nguyên vẹn, được xây dựng theo đúng thiết kế với cấp hạng mốc tương ứng;
3.Số lượng dấu mốc đo đạc đã chôn (gắn) trên địa bàn đã được UBND xã xác nhận và các tài liệu kèm theo:
- Bản sao Ghi chú điểm;
- Bản sao Biên bản thỏa thuận sử dụng đất để chôn mốc, làm tường bảo vệ mốc (nếu có);
Biên bản bàn giao đất trên thực địa

Mẫu biên bản bàn giao đất trên thực địa được soạn thảo theo biểu mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày ngày 02 tháng 6 năm 2014. Biên bản bao gồm các nội dung sau đây:
- Ghi rõ thông tin của đại diện các cá nhân, cơ quan có liên quan bao gồm: cơ quan tài nguyên và môi trường, đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn, bên được nhận đất trên thực địa;
- Ghi cụ thể các thông tin về giao nhận thửa đất (tờ bản đồ số mấy, tại địa điểm nào, cho (tên người sử dụng đất) để sử dụng vào mục đích gì?);
- Giao nhận đất theo các mốc giới, ranh giới thửa đất, diện tích bao nhiêu m2 trên thực địa xác định theo tờ trích lục bản đồ địa chính (hoặc tờ trích đo địa chính);
- Tỷ lệ đo đạc do ai lập và đã được những ai tiến hành thẩm định.
Mẫu biên bản nghiệm thu trắc địa

Trắc địa công trình là hoạt động đo đạc để định vị hình dạng, kích thước, tọa độ của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo trì và giải quyết sự cố công trình xây dựng.
Căn cứ theo khoản 6, khoản 7 Điều 23 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản. Nội dung biên bản và thành phần ký biên bản nghiệm thu được quy định tại các khoản 2, 6, và 7 Điều này
Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng bao gồm các nội dung:
- Tên hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện nghiệm thu theo quy định tại khoản 1 Điều này và sự phù hợp của hạng mục công trình, công trình đã được thi công xây dựng so với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của hợp đồng xây dựng;
- Kết luận nghiệm thu (chấp thuận hay không chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ và đóng dấu pháp nhân của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
- Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền;
- Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công xây dựng, giám sát trưởng;
- Người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của các nhà thầu chính thi công xây dựng hoặc tổng thầu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu; trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải có đầy đủ người đại diện theo pháp luật, chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của từng thành viên trong liên danh;
- Người đại diện theo pháp luật và chủ nhiệm thiết kế của nhà thầu thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư;
- Người đại diện theo pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ký hợp đồng dự án hoặc người được ủy quyền trong trường hợp thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến mẫu biên bản bàn giao mặt bằng Tim-mốc và các mẫu biên bản liên quan. Nếu quý độc giả gặp khó khăn trong quá trình soạn thảo các loại mẫu biên bản này, vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87. Xin cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.