Quá trình thi công xây dựng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Nắm rõ các quy định của pháp luật về việc quy trình giải quyết tranh chấp giúp tiết kiệm thời gian và tránh trường hợp ngừng thi công ảnh hưởng công trình. Vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn, phân tích các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng.

>>Xem thêm: Cơ Sở Xác Định Công Việc Đã Hoàn Thành Trong Hợp Đồng Thi Công Xây Dựng
Mục Lục
Hợp đồng thi công xây dựng là gì? Hình thức và nội dung của Hợp đồng?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 140 Luật Xây dựng 2014 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 thì Hợp đồng thi công xây dựng là một dạng của Hợp đồng xây dựng, được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Đương nhiên sự thỏa thuận này dựa trên nguyên tắc của giao dịch dân sự, các bên tự nguyện, thiện chí và tự do trong giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên vì đặc thù một công trình xây dựng có khả năng ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác, quyền lợi công cộng mà Nhà nước bảo hộ vì vậy sự tự do thỏa thuận ở đây phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Về hình thức của hợp đồng thi công xây dựng phải được lập bằng văn bản. Mặc dù pháp luật không quy định hợp đồng này bắt buộc phải công chứng hay chứng thực, tuy nhiên theo Điều 141 Luật Xây dựng 2014, được hướng dẫn bởi Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì nội dung của Hợp đồng thi xây dựng phải bao gồm:
- Căn cứ pháp lý áp dụng.
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
- Các nội dung khác như bảo hiểm và bảo lãnh theo hợp đồng xây dựng, hợp đồng thầu phụ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
>> Tham khảo thêm: Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo hợp đồng
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thi công xây dựng

Theo quy định tại mục 4 Chương 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, về nguyên tắc quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu và bên nhận thầu được thỏa thuận trong Hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật vẫn quy định quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm đảm bảo cân bằng trách nhiệm thì thi công xây dựng công trình như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu:
- Được tạm dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi bên nhận thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
- Kiểm tra chất lượng thực hiện công việc, cơ sở gia công chế tạo của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu.
- Phải xin giấy phép xây dựng.
- Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho bên nhận thầu quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thỏa thuận của hợp đồng.
- Cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý thực hiện hợp đồng.
- Cung cấp kịp thời hồ sơ thiết kế và các tài liệu, phương tiện, máy và thiết bị có liên quan, vật tư theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
- Thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp đồng. Thứ tám, tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình.
- Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ của bên nhận thầu. Và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu:
- Được quyền đề xuất với bên giao thầu về khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; từ chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi của hợp đồng khi chưa được hai bên thống nhất và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu.
- Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết.
- Được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra.
- Cung cấp nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên quan khác đủ số lượng và chủng loại theo hợp đồng; thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp bên nhận thầu thực hiện thiết kế bản vẽ thi công) để thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
- Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.
- Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
- Ghi nhật ký thi công xây dựng công trình.
- Thí nghiệm vật liệu, kiểm định thiết bị, sản phẩm xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
(Điều 24 Nghị định 37/2015/NĐ-CP)
>> Tham khảo thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
Những tranh chấp thường xuyên phát sinh liên quan đến hoạt động thi công xây dựng
- Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo hợp đồng.
- Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình.
- Tranh chấp về phạt vi phạm trong hợp đồng thi công xây dựng.
- Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thi công xây dựng
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Theo quy định tại khoản 8 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 giải quyết tranh chấp dựa trên hai nguyên tắc căn bản:
Thứ nhất, tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
Thứ hai, các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Theo đó, nếu các bên không tự thương lượng được thì có ba hình thức giải quyết, bao gồm: thông qua tổ chức hòa giải; trọng tài thương mại, Tòa án nhân dân.
Trình tự, thủ tục mỗi hình thức về cơ bản được thực hiện như sau:
- Đối với giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải được thực hiện theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Các bên phải thỏa thuận giải quyết thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoạt một số chuyên gia. Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo với các nội dung như: ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ; tóm tắt nội dung tranh chấp,…
- Bị đơn nộp đơn bảo vệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.
- Thành lập hội đồng trọng tài bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên, nếu các bên không thỏa thuận thì gồm ba trọng tài viên.
- Tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về phương hướng giải quyết tranh chấp.
- Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp. Bước sáu, hội đồng trọng tài ban hành phán quyết theo nguyên tắc đa số.
- Đối với giải quyết bằng Tòa án nhân dân thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thi công xây dựng. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
- Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý.
- Vụ án bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải. Tại giai đoạn này Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Mục đích là để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết vụ án và cung cấp chứng cứ cho các bên đương sự.
- Cuối cùng, Tòa án nhân dân sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục chung.
Hợp đồng thi công xây dựng đóng vai trò là bản thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu, đây là một văn bản quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Bởi nó ghi nhận các cam kết của các bên liên quan đến thi công công trình nhằm hoàn thành dự án đúng tiến độ. Khi phát sinh tranh chấp các bên có thể lựa chọn các hình thức tranh chấp sao cho đảm bảo được quyền lợi và giải quyết một cách nhanh nhất.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về hợp đồng thi công xây dựng và các phương án giải quyết khi có tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng. Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Luật Long Phan để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
bọn e đang làm tiểu luận về vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng xây dựng và giờ e phải làm Khái niệm gq tranh chấp trong hđxd là gì?
E tìm mãi rồi nhưng k thấy nó chỉ có KN hợp đồng xd là gì? chứ k có KN giải quyết tranh chấp là gì? Mong mn sẽ giải đáp sớm giúp e ạ. E cảm ơn
Em có ký HĐ xây dựng với bên nhà thầu. Tiến độ thanh toán đã hết đợt 5. Bên thầu tự ý cho thợ nghỉ và yêu cầu em thanh toán dựa theo khối lượng thực tế chứ không theo đợt trong HĐ. Em từ chối thì họ cho thợ nghỉ tiếp. Khi thấy thời gian thực hiện HĐ đã hết, nhận thấy họ không có trách nhiệm, có ý không muốn làm và nghỉ ngang, em đã nhắn cho họ: “ bên anh tự ý nghỉ, tự bỏ công trình không thi công, coi như a tự ý huỷ HĐ, em sẽ làm việc với đơn vị thi công khác để hoàn thành những việc còn lại và yêu cầu anh tới dọn đồ về”. Họ thấy thế lại hẹn em gặp để trao đổi và bảo cứ làm theo HĐ cũ. Trong thời gian 1 tuần họ nghỉ, em có mời bên thầu khác tới coi khối lượng cv còn lại thì cần bao nhiêu tiền mới hoàn thành. Cả 2 thầu tới coi đều đưa giá cao hơn số tiền còn lại ( vì thực tế giá hiện tại của vật liệu đã cao rất nhiều so với thời điểm em ký HĐ xây dựng). Em không chắc khi nhà thầu cũ làm nốt cv đợt 6 rồi nhận tiền (80tr) thì họ có làm tiếp không hay lại nghỉ ngang như vừa rồi. Lúc đó số tiền còn lại trong HĐ 140tr thực sự sẽ không đủ để em hoàn thành việc còn lại, nên em yêu cầu họ làm thanh lý HĐ cũ để ký HĐ mới điều khoản chặt chẽ hơn, chứ HĐ cũ không có ràng buộc hay xử lý vi phạm, và các đợt thanh toán theo từng cv rõ ràng hơn, nhưng họ không chịu. Em bảo vậy nếu làm theo HĐ cũ thì anh hoàn thành tất cả các cv rồi em mới thanh toán hết 1 lần thôi, họ cũng không nghe. Cuối cùng thấy quá căng thẳng giữa 2 bên, em cũng không còn tin tưởng để họ làm những phần hoàn thiện còn lại nên nói chấm dứt HĐ. Họ bóc tách phần khối lượng cv trong đợt 6 và, đợt 7 mà họ làm được rồi tự định giá , yêu cầu em thanh toán 120tr mới làm thanh lý HĐ, trong khi giá trị HĐ còn lại là 220tr. 100tr thực sự sẽ không đủ để em làm tiếp phần việc còn lại, em nói trong khả năng chỉ có thể trả họ 40tr, họ không chịu sau đó còn nhắn tin doạ nếu em không thanh toán sẽ không ai tới làm cho nhà em được đâu… Em đã gửi thông báo chấm dứt HĐ với họ qua đường bưu điện, họ xác nhận đã nhận được nhưng đã qua thời hạn 02 ngày mà họ vẫn không di chuyển đồ đạc đi, cổng họ vẫn khoá và còn dán giấy yêu cầu giữ nguyên hiện trạng công trình. HĐ em ký là HĐ trọn gói phần thô và nhân công hoàn thiện. Phương thức thanh toán trong HĐ là theo đợt, tất cả cv trong đợt đó hoàn thành thì em mới phải thanh toán, từ đợt 1 đến 5 cũng đã làm như vậy. Giờ họ lại đòi tính bóc tách. Em thực sự giờ không biết xử lý thế nào. Em rất mong nhận được phản hồi của luật sư ạ. Em cảm ơn ạ!
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Em có thi công xây dung 1 công trình cho nhà thầu chính, em đã hoàng thành công việc theo họp đồng đến nay cũng đã được 7 tháng, mà họ vẫn không thanh toán theo hợp đồng, giờ em không biết phải làm sao
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Tôi có thuê thầu xây nhà Chỉ làm hợp đồng tay ghi thời gian bắt đầu là 6/3/2022 âm lịch và không ghi thời gian kết thúc. Hiện xảy ra chanh chấp giữa thợ và chủ thầu nên thợ bỏ không thi công tiếp, đã 1 tuần kể từ khj ngưng thi công nhưng chủ thầu chưa có dấu hiệu tiếp tục thi công. Vậy hỏi chủ thầu có vi phạm thời gian thi công và tiến độ công việc không? Tiền đã thanh toán cho chủ thầu trên 80%. Khối lượng công việc còn trên 20% nên tôi không đồng ý thanh toán tiếp, yêu cầu khi bàn giao nhà hoàn thành mới thanh toán đủ.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.