Làm thế nào khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?

Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là NGHĨA VỤ của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, có trường hợp người sử dụng lao động lại không thực hiện nghĩa vụ nêu trên. Do đó, phạm vi bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý độc giả về mức đóng bảo hiểm xã hội cũng như hình thức xử phạt hành vi không đóng bảo hiểm cho  người lao động đối với người sử dụng lao động.

công ty không đóng bảo hiểm xã hội

Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội

>> Xem thêm: Công Ty Cũ Không Chốt Sổ BHXH, Người Lao Động Phải Làm Gì?

Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội

Căn cứ  Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội gồm:

Đối tượng NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc

NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

  • NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng;
  • NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định Bộ luật Lao động 2019.

Đối tượng NSDLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc

Đối với trường hợp sử dụng NLĐ là công dân Việt Nam

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân.

Đối với trường hợp sử dụng NLĐ là người nước ngoài

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Cách đăng ký bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

Mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật

Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay

Căn cứ  Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP; Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:

Đối với người lao động

  • Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
  • Người lao động quy định tại các điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất;
  • Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Đối với người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định trong trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc;
  • Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian không đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

xử phạt trong trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội

Hình thức xử phạt trong trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội

Công ty không đóng bảo hiểm xã hội người lao động nên làm gì?

Khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khẳng định, người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Chính vì vậy, khi phát hiện công ty không đóng BHXH cho mình, người lao động nên thực hiện theo trình tự dưới đây:

    • Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty;
    • Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội;
    • Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc);
  • Khởi kiện đến Tòa án nhân dân:

Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi:

  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Hoà giải không thành;
  • Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải;
  • Công ty vẫn không đóng.

Trên đây là nội dung bài viết về vấn đề đóng BHXH của người sử dụng lao động đối với người lao động của chúng tôi. Trong trường hợp bạn đọc có bất kỳ thắc mắc, khó khăn về mức đóng bảo hiểm xã hội hay có nhu cầu tư vấn pháp luật lao động vui lòng gọi ngay qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

16 thoughts on “Làm thế nào khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?

  1. N Dai says:

    Cty nợ BH không đóng BH cho CNV gần 2 năm. Cty đã thỏa thuận đóng theo lộ trình nhưng đến hẹn cũng không đóng.vậy CNV có được đơn phương chấm dứt hợp đồng không?

  2. Tô Thị Huỳnh Như says:

    Tôi tham gia BHXH từ tháng 4/2021.
    Do tình hình dịch bệnh nên cty cho công nhân nghỉ việc từ ngày 13/7/2021 cho đến nay chưa biết khi nào hoạt động trở lại.
    Vậy không biết BHXH có bị gián đoạn từ tháng 8 trở về sau hay không? Và nếu cty không đóng thì cá nhân có thể tự đóng hay không? Đóng như thế nào?.
    Xin chân thành cảm ơn!!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  3. Hoàng thị xuân thu says:

    bên em là công ty xây dựng quản lý duy tu bảo dưỡng đường bộ và làm một số công trình sửa chữa đảm bảo giao thông trên tuyến đường quản lý. về công nhân duy tu bên em đã thực hiện đầy đủ việc đóng bảo hiểm nhưng còn các công trình ĐBGT phát sinh không thường xuyên bên em đi thuê 1 người đại diện nhân công tại nhân công tại đia bàn để thực hiện vậy khoản phát sinh nhân công đó bên em phải sử lý thế nào để hợp lý hóa việc không fđóng bảo hiểm xã hội mong quý luật sư tư vấn giúp em ạ

  4. Ha says:

    E có 1 thắc mắc mong ac giải đáp giúp ah.e làm cho 1 cty về lĩnh vực xây dựng.e bắt đầu tham gia BH từ tháng 4/2019 cho đến tận bây giờ 8/2021.nhưng khi e tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm của e thì cty mới đóng cho e tới tháng 11/2021.tức cty còn nợ 8 tháng bảo hiểm của e trong khi đó hàng tháng cty vẫn thu trừ số tiền 10.5% tiền bảo hiểm của e .vậy theo luật nếu chủ lao động mà ko giải quyết số tiền kia cho NLD mà NLD kiện thì cty sẽ bị xử lý ntn ah.e cảm ơn

  5. Nguyễn Nghĩa Minh says:

    Dạ cho e hỏi vấn đề này được ko ạ? Cơ quan của e đag làm là tư nhân, hiện tại Ban Giám đốc quyết định sang năm 2022 sẽ ko đóng BHXH cho nhân viên nữa mà thay vào đó nhân viên sẽ đăng ký đóng BHXH với phía ban lãnh đạo, sau đó ban lãnh đạo sẽ đi đóng hộ BHXH cho nhân viên. Cơ quan e làm vậy là đúng hay sai ạ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87