Đền bù giải phóng mặt bằng là biện pháp hiệu quả mà chủ đầu tư thực hiện dự án trên phần đất thuộc sở hữu của người khác. Tuy nhiên, chủ sở hữu có những quyền đối với phần đất này như quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Như vậy, để bảo vệ quyền lợi khi không được đền bù giải phóng mặt bằng thì cần phải làm gì? Bài viết này sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin hữu ích.
Làm gì khi không được đền bù giải phóng mặt bằng
Mục Lục
Đền bù giải phóng mặt bằng
Khái niệm giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến di chuyển nhà cửa, cây cối của người dân trên phần đất quy hoạch. Việc di dời này nhằm phục vụ cho mục đích cải tạo, quy hoạch đô thị hay mở rộng vốn đất hoặc xây dựng các công trình mới.
Vì sao phải đền bù khi giải phóng mặt bằng?
Khi giải phóng mặt bằng, người dân phải thực hiện “dịch chuyển” một phần hoặc toàn bộ nơi ở của gia đình. Quá trình này có thể mất rất nhiều thời gian, công sức và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của các hộ dân Vì vậy, khi có Quyết định thu hồi đất thuộc quy hoạch, chủ sở hữu cần được bồi thường chi phí để thực hiện các công việc trên và ổn định lại cuộc sống.
Điều kiện để được đền bù khi giải phóng mặt bằng
Thông thường chủ sở hữu nhà ở, đất đai và tài sản sẽ được đền bù khi giải phóng mặt bằng nếu không thuộc các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất tại khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai 2013.
- Đất được Nhà nước giao để quản lý.
- Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013.
- Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trừ trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp.
>> Xem thêm: BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ĐƯỢC PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
Căn cứ xác định giá trị đền bù giải phóng mặt bằng
Về nguyên tắc, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Trong trường hợp bồi thường bằng tiền thì giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định. UBND cấp tỉnh khi quy định giá đất cần phải căn cứ theo quy định của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/05/2015, theo đó có các phương pháp xác định giá đất sau:
- Phương pháp so sánh trực tiếp.
- Phương pháp chiết trừ.
- Phương pháp thu thập.
- Phương pháp thặng dư.
- Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
Xác định giá trị đền bù giải phóng măt bằng
Làm gì khi không được đền bù giải phóng mặt bằng
Khiếu nại yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng
- Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
- Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Khởi kiện vụ án hành chính yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu kiện, Chánh án Tòa án phân công một thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong 03 ngày kể từ ngày được phân công, thẩm phán tiến hành xem xét quyết định có thụ lý vụ án hay không.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử cho các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Thẩm phán sẽ dựa trên các tài liệu, chứng cứ được các bên cung cấp hoặc tài liệu, chứng cứ tự mình thu thập được để đưa ra quyết định cuối cùng.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án sơ thẩm tuyên án, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo để giải quyết vụ việc theo thủ tục phúc thẩm.
- Sau khi nhận được hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm vào sổ thụ lý. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án.
Khởi kiện yêu cầu đền bù giải phóng mặt bằng
>> Xem thêm: THỦ TỤC KHỞI KIỆN QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI THU HỒI ĐẤT
Trên đây là bài viết tư vấn về Làm gì khi không được đền bù giải phóng mặt bằng? Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
Tôi rất bức xúc về nhà ở của tôi,tôi cất nhà năm 2002 đến nay mà sao không đều bù đất nhà ở
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua zalo. Qúy khách vui lòng xem zalo để biết chi tiết.