Hướng dẫn thực hiện đòi nợ đối với doanh nghiệp đã giải thể

Hướng dẫn thực hiện đòi nợ đối với doanh nghiệp đã giải thể là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các chủ nợ. Để tiến hành giải thể thì doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện bắt buộc là thanh toán những khoản nợ trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp doanh nghiệp đã giải thể nhưng vẫn chưa hoàn tất nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp này chủ nợ cần làm gì để đòi được nợ khi doanh nghiệp đã giải thể? Sau đây Luật Long Phan PMT sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.

hướng dẫn đòi nợ khi doanh nghiệp đã giải thể

Hướng dẫn đòi nợ khi doanh nghiệp đã giải thể

Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo hai điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp đảm bảo đã thanh toán hết tất cả khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác;
  • Không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

Doanh nghiệp đã giải thể rồi có đòi được nợ không?

Căn cứ Khoản  Điều 210 Luật Doanh nghiệp năm 2020 doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể phải bao gồm danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Bên cạnh đó, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020 còn có quy định:

  • Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
  •  Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 2 Điều này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, số thuế chưa nộp, số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 05 năm kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Do đó, trường hợp doanh nghiệp đã giải thể nhưng chưa hoàn thành các khoản nợ thỉ chủ nợ hoàn toàn có quyền đòi nợ và yêu cầu buộc những cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản nợ chưa thanh toán.

doanh nghiệp đã giải thể rồi có đòi được nợ không

Doanh nghiệp đã giải thể rồi có đòi được nợ không?

Hướng dẫn khởi kiện chủ doanh nghiệp để đòi nợ

Để đảm bảo quyền lợi cho công ty, bên có quyền và lợi ích hợp pháp thì tổ chức, cá nhân bị xâm phạm có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đứng đầu, lãnh đạo công ty đối tác sinh sống, cư trú làm việc để yêu cầu bồi thường theo điểm b Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Đồng thời, căn cứ theo điểm c, khoản 1, Điều 37, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Những tranh chấp, yêu cầu mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp gồm:

  1. Đơn khởi kiện ( Mẫu số 23-DS, ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017)
  2. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh đính kèm (khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
  • Hợp đồng và các chứng từ xác nhận công nợ;
  • Bản sao có công chứng chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu;
  • Các tài liệu liên quan khác.

Thủ tục khởi kiện bao gồm các bước:

  1. Bước 1: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú
  2. Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14

Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đương sự chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

hướng dẫn khởi kiện chủ doanh nghiệp để đòi nợ

Hướng dẫn khởi kiện chủ doanh nghiệp để đòi nợ

Đòi nợ khi doanh nghiệp đã giải thể rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ nợ. Các quy định về quyền đòi nợ, hay khởi kiện để đòi nợ doanh nghiệp đã giải thể đã được chúng tôi đề cập trong bài viết. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề thủ tục khởi kiện đòi nợ khi công ty giải thể mà chưa thanh toán nợ này cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP chi tiết hơn hoặc có nhu cầu tìm luật sư để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87.

Một số bài viết liên quan bạn có thể quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87