Hụi viên không góp hụi thì phải làm sao?

Hụi viên không góp hụi thì phải làm sao vốn đã được pháp luật về dân sự quy định. Việc hụi viên không góp hụi theo thỏa thuận sẽ phát sinh nghĩa vụ và ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên khác. Để biết cách giải quyết đối với trường hợp này, Luật Long Phan PMT mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây về các quy định pháp luật về chơi hụi.

Thành viên không góp hụiThành viên không góp hụi

Hụi là gì theo quy định pháp luật

Căn cứ khoản 1 Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 quy định họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

Nguyên tắc tổ chức họ được quy định tại Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP bao gồm:

  • Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
  • Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.
  • Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đối với hình thức thỏa thuận về dây họ, Điều 7 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định:

  • Thoả thuận về dây họ được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu.
  • Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.

Bên cạnh đó, Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định, trường hợp việc tổ chức hụi có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự và nghiêm cấm việc tổ chức hụi dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Quyền và nghĩa vụ của hụi viên

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 19/2019/NĐ-CP có quy định về quyền của hụi viên như sau:

Thứ nhất, thành viên trong họ không có lãi thì có các quyền được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 19/2019/NĐ-CP:

  • Góp một hoặc nhiều phần họ trong một kỳ mở họ;
  • Lĩnh họ;
  • Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ phần họ cho người khác theo quy định tại Bộ luật dân sự;
  • Yêu cầu chủ họ hoặc người giữ sổ họ cho xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ;
  • Yêu cầu chủ họ trả phần họ của thành viên không góp phần họ đúng hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Yêu cầu chủ họ thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ họ quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
  • Yêu cầu thành viên khác thực hiện nghĩa vụ của thành viên quy định tại Điều 16 của Nghị định này;
  • Các quyền của thành viên quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9, Điều 10 và Điều 13 của Nghị định này;
  • Thực hiện việc thông báo theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này trong trường hợp chủ họ không thực hiện;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận về dây họ.

Thứ hai, đối với thành viên trong họ có lãi có các quyền sau đây:

  • Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở họ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này;
  • Được lĩnh họ trước các thành viên khác nếu đưa ra mức lãi cao nhất tại kỳ mở họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Hưởng lãi từ thành viên lĩnh họ.

Thứ ba, trường hợp là thành viên trong họ hưởng hoa hồng thì có các quyền sau:

  • Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;
  • Thỏa thuận về mức hưởng hoa hồng của chủ họ.

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 19/2019/NĐ-CP có quy định về nghĩa vụ của hụi viên như sau:

Thứ nhất, nghĩa vụ của thành viên trong họ không có lãi có nghĩa vụ sau đây:

  • Góp phần họ theo thoả thuận;
  • Thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây họ;
  • Tiếp tục góp các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ trong trường hợp đã lĩnh họ trước thành viên khác;
  • Các nghĩa vụ của thành viên trong việc thực hiện quy định tại Điều 10 và khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;
  • Trong trường hợp không có chủ họ thì thành viên được giao lập và giữ sổ họ có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 12, khoản 5 và khoản 6 Điều 18 của Nghị định này.

Thứ hai, đối với thành viên trong họ có lãi có các nghĩa vụ sau đây:

  • Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Trả lãi cho các thành viên chưa lĩnh họ khi được lĩnh họ.

Thứ ba, trường hợp là thành viên trong họ hưởng hoa hồng thì có các nghĩa vụ sau đây:

  • Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;
  • Trả khoản hoa hồng cho chủ họ khi lĩnh họ theo thỏa thuận.

Trách nhiệm của hụi viênTrách nhiệm của hụi viên

Như vậy, khi tham gia chơi hụi, các bên cần lưu ý về tư cách tham gia của mình, tính chất của hụi để biết quyền và nghĩa vụ mà có thể bảo vệ quyền lợi vốn đã được pháp luật quy định.

Hụi viên không góp hụi thì giải quyết như thế nào?

Trường hợp trong dây hụi có thành viên không góp hụi thì các thành viên còn lại có quyền yêu cầu thành viên đó góp phần hụi theo thỏa thuận. Về nguyên tắc, trường hợp thành viên bị yêu cầu vẫn không đóng phần hụi theo nghĩa vụ của mình thì chủ hụi phải nộp thay phần hụi đó.

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì thành viên không góp phần họ có trách nhiệm đối với chủ họ như sau:

  • Hoàn trả số tiền mà chủ họ đã góp thay cho thành viên.
  • Trả lãi đối với số tiền chậm góp họ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
  • Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật Dân sự.
  • Bồi thường thiệt hại (nếu có).

Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.

Như vậy, việc giải quyết tranh chấp nên ưu tiên giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Theo đó cần phải liên hệ và thương lượng trước với thành viên không góp hụi để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Nếu thành viên này không hợp tác, có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết sự việc.

Cách giải quyết khi bị giựt hụiCách giải quyết khi bị giựt hụi

Trường hợp có căn cứ chứng minh thành viên này có khả năng góp hụi nhưng vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm hoặc bỏ trốn đi thì có thể có đơn yêu cầu xử lý hình sự đối với các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Cơ sở pháp lý: điểm g khoản 1 Điều 15, khoản 4 Điều 18, Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Lãi trong tranh chấp hụi, họ, biêu, phường được xác định như thế nào?

Luật sư tư vấn về họ, hụi, biêu, phường

Công việc của luật sư tư vấn về họ, hụi, biêu, phường bao gồm các nội dung sau:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về họ, hụi, biêu, phường: luật sư có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quy định pháp luật về hụi, cũng như tư vấn thỏa thuận hình thức tham gia hụi để giảm thiểu rủi ro.
  • Tư vấn về các nội dung liên quan đến họ, hụi, biêu, phường: luật sư sẽ tư vấn cho các thành viên tham gia họ, hụi, biêu, phường về các nội dung liên quan đến hình thức này, bao gồm: thỏa thuận về họ, hụi, biêu, phường; tuyển chọn chủ họ; giải quyết tranh chấp liên quan đến họ, hụi, biêu, phường.
  • Soạn thảo văn bản liên quan đến họ, hụi, biêu, phường: luật sư sẽ soạn thảo các văn bản liên quan đến họ, hụi, biêu, phường, bao gồm: thỏa thuận về họ, hụi, biêu, phường; biên bản họp họ, hụi, biêu, phường; biên bản giải quyết tranh chấp liên quan đến họ, hụi, biêu, phường.
  • Giải quyết tranh chấp liên quan đến họ, hụi, biêu, phường: trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến họ, hụi, biêu, phường, luật sư sẽ tư vấn, đại diện cho các thành viên tham gia họ, hụi, biêu, phường giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Hình thức chơi hụi đã phổ biến từ rất lâu và đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi của bản thân cũng như giải quyết các tranh chấp thì người tham gia chơi hụi cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật. Nếu quý độc giả có bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu tư vấn luật hoặc sử dụng dịch vụ luật sư, vui lòng liên hệ với Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

>> Xem thêm: Các căn cứ để giải quyết tranh chấp về họ, biêu, phường

Scores: 4.8 (55 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8