Giám đốc phải chịu trách nhiệm gì khi công ty cổ phần phá sản ?

Trách nhiệm của giám đốc khi công ty cổ phần phá sản phải được xem xét khi công ty gặp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty đó bị phá sản. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề này.

>>>Xem thêm: Trách Nhiệm Pháp Lý Đối Với Các Tranh Chấp Của Doanh Nghiệp Mục Tiêu Khi Muốn Mua Lại

Quy định về giám đốc hoặc tổng giám đốc trong công ty cổ phần

Giám đốc hoặc tổng giám đốc trong công ty cổ phần.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

>> Xem thêm: Cổ Đông Làm Lộ Thông Tin Của Công Ty Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Các tiêu chuẩn và điều kiện cần có áp dụng theo quy định tại Điều 64 của Luật Doanh nghiệp 2020 là:

  • Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
  • Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
  • Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.

Các trường hợp phá sản công ty cổ phần

pha san cong ty
Công ty phá sản khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì Phá sản là tình trạng công ty cổ phần mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Mất khả năng thanh toán là khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, bao gồm 02 trường hợp:

  • Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
  • Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

>>> Xem thêm: Cách thu hồi công nợ khi đối tác bị vỡ nợ

Có hai loại phá sản là phá sản đơn và phá sản gian lận:

  • Phá sản đơn là khi người chủ công ty bất cẩn, thiếu tính toán, quản lý tồi, vay mượn tuỳ tiện, kế toán không minh bạch, không tôn trọng những nghĩa vụ đã cam kết, không khai báo cho toà án hay cơ quan có thẩm quyền về tình hình ngừng chi trả theo đúng thời hạn luật pháp quy định.
  • Phá sản gian lận là khi người chủ công ty có ý gian trá trong kế toán, che giấu bớt tài sản nợ, khai tăng tài sản có. Phá sản gian lận bị phạt nặng hơn phá sản đơn.

Việc phá sản có thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá sản, hay do một hoặc nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu. Tài sản, tiền vốn của công ty có thể được mang bán đấu giá để thanh toán nợ. Một số quốc gia, cá nhân cũng có quyền tuyên bố phá sản.

>>> Xem thêm: Thủ tục chấm dứt hoạt động doanh nghiệp

Giám đốc phải chịu trách nhiệm gì khi công ty cổ phần phá sản?

  • Nếu giám đốc không đồng thời là cổ đông của công ty: họ không có trách nhiệm đối với các “khoản nợ” của công ty khi công ty phá sản. Trừ khi, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành có hành vi gây thiệt hại, thua lỗ cho công ty thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty đối với hành vi đó.
  • Nếu giám đốc là người đại diện theo pháp luật, đồng thời là cổ đông công ty thì theo điểm c khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2020, giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn người đó đã góp vào doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm thủ tục phá sản công ty

Hỗ trợ gửi tài liệu, đặt lịch gặp luật sư trao đổi qua tổng đài

Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin cần thiết về trách nhiệm của giám đốc khi công ty cổ phần phá sản. Quý khách cần tư vẫn, hỗ trợ về các vấn đề doanh nghiệp, phá sản vui lòng liên hệ Hotline 1900.63.63.87 để kết nối với LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP. Trân trọng.

Scores: 4.3 (11 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

4 thoughts on “Giám đốc phải chịu trách nhiệm gì khi công ty cổ phần phá sản ?

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào bạn Huong,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Nếu giám đốc được thuê để làm người đại diện theo pháp luật cho Công ty Cổ phần mà không góp vốn thì họ không có trách nhiệm đối với các “khoản nợ” của công ty khi công ty phá sản. Trên thực tế, khi Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành có hành vi gây thiệt hại, thua lỗ cho công ty thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty đối với hành vi đó.
      Nếu giám đốc là người đại diện theo pháp luật, đồng thời là cổ đông công ty thì theo điểm c khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014, giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn người đó đã góp vào doanh nghiệp.
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi kiến nghị bạn nên sắp xếp một buổi làm việc trực tiếp với luật sư chuyên môn của công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới

      • Đỗ Thanh Lâm says:

        Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với trường hợp của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
        Thứ nhất, căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Giám đốc công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
        Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
        Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
        Thứ hai, theo khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014 thì phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
        Trường hợp giám đốc là người lao động được thuê giữ chức vụ thực hiện công việc theo hợp đồng lao động thì giám đốc sẽ được giải quyết quyền lợi như đối với người lao động khi công ty thực hiện thủ tục phá sản. Tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động kinh doanh của công ty lâm vào tình trạng khó khăn là do giám đốc không thực hiện công việc dẫn đến thiệt hại cho công ty thì giám đốc có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty theo quy định tại hợp đồng lao động và pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại.
        Trường hợp giám đốc là cổ đông, thành viên góp vốn hay chủ sở hữu trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, khi công ty phá sản kèm theo các trách nhiệm dân sự về tài chính, giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mình góp vào công ty theo quy định đối với cổ đông, thành viên góp vốn công ty theo điểm c khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020.
        Trong trường hợp của bạn thì bạn là cổ đông sáng lập của Công ty nên khi Công ty phá sản kèm theo các trách nhiệm dân sự về tài chính, giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mình góp vào công ty theo quy định đối với cổ đông, thành viên góp vốn công ty theo điểm c khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020.
        Nếu có thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư hỗ trợ tư vấn. Xin cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8