Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là nhu cầu phổ biến của các công ty hiện nay. Trong quá trình kinh doanh thương mại, bên cạnh các tranh chấp hợp đồng, tranh chấp với bên thứ ba, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ trong nội bộ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức pháp lý về tranh chấp nội bộ doanh nghiệp điển hình, cách giải quyết và các vấn đề khác có liên quan.
Giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Mục Lục
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, tuy nhiên có thể hiểu tranh chấp nội bộ doanh nghiệp là những mâu thuẫn, bất đồng phát sinh trong quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động, góp vốn, … giữa công ty và các thành viên/cổ đông hoặc giữa các thành viên/cổ đông trong công ty.
Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng liệt kê một số tranh chấp nội bộ doanh nghiệp như sau:
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty: Tranh chấp này chủ yếu liên quan đến cam kết góp vốn khi thành lập, khi tăng vốn điều lệ; định giá tài sản góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn; phân chia lợi nhuận, ….
- Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức của công ty.
Có thể kể đến như tranh chấp liên quan đến Nghị quyết hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông; tranh chấp về việc ký kết hợp đồng với người có liên quan với người quản lý trong doanh nghiệp; tranh chấp về vấn đề chọn người đại diện; các tranh chấp gắn liền với quyền và nghĩa vụ của thành viên/cổ đông trong công ty.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ được quy định trong Điều lệ công ty. Do đó, khi phát sinh tranh chấp, việc giải quyết trước tiên thực hiện theo nguyên tắc trong Điều lệ.
Thông thường, việc giải quyết tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp trước hết được thực hiện theo phương thức thương lương, hòa giải; trường hợp không thể thương lượng, hòa giải thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa tranh chấp ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định pháp luật.
>>> Tham khảo thêm về trường hợp: Giải quyết tranh chấp trong công ty cổ phần
Phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Thương lượng
Đối với những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, pháp luật vẫn ưu tiên khuyến khích các bên tự thương lượng, hòa giải với nhau. Đây là phương thức giúp hài hòa lợi ích của các bên và tiết kiệm chi phí nhất.
Hòa giải thương mại
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
Trình tự, thủ tục hòa giải thương mại thực hiện theo Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
- Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải.
- Trường hợp không có thỏa thuận thì hòa giải viên thương mại tiến hành theo trình tự, thủ tục phù hợp với tình tiết, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
Khởi kiện tại Trọng tài thương mại
Căn cứ Điều 5, Điều 16 và Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì tranh chấp chỉ được giải quyết bằng Trọng tài khi có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp vô hiệu. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập trước hoặc sau khi có tranh chấp, bằng văn bản, dưới hình thức là một thỏa thuận riêng hoặc một điều khoản trong hợp đồng.
Ưu điểm của phương thức giải quyết này là tính bảo mật thông tin cao, phù hợp với nhu cầu của nhiều doanh nghiệp trong việc bảo vệ các bí mật kinh doanh, tài liệu quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp, ….
Khởi kiện tại Tòa án
Đây là phương thức mang tính quyền lực nhà nước cao nhất và có giá trị cao trong cưỡng chế thi hành án. Việc khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là pháp nhân.
>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong doanh nghiệp
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp doanh nghiệp
- Tư vấn xác định tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
- Tư vấn quy định pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ; ưu và nhược điểm từng phương thức tùy theo tình hình của từng doanh nghiệp;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
- Tư vấn và soạn thảo các văn bản, đơn từ trong quá trình giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;
- Nhận ủy quyền làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và có liên quan;
- Các công việc khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.
Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hiện nay rất phổ biến. Để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh của mình, công ty cần giải quyết các tranh chấp này một cách nhanh chóng, hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp hoặc tư vấn luật doanh nghiệp để giải quyết các tranh chấp nội bộ, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.