Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam, đặc biệt tại Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Phương thức này đòi hỏi sự đáp ứng các yếu tố pháp lý về thỏa thuận hòa giải, phạm vi tranh chấp, tính tự nguyện của các bên và quy trình tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định. Việc nắm vững các điều kiện này sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp hiệu quả và tiết kiệm.

Quy định về hòa giải thương mại
Hòa giải thương mại theo pháp luật Việt Nam được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.
Hòa giải thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh tại Việt Nam. Phương thức này giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí, bảo mật thông tin và duy trì quan hệ kinh doanh lâu dài. Đặc biệt, phương thức hòa giải thương mại mang tính linh hoạt cao, cho phép các bên tự quyết định giải pháp phù hợp với lợi ích của mình. Ngoài ra, tại Nghị định 22/2017/NĐ – CP quy định về phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Theo Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải thương mại dựa trên ba nguyên tắc cơ bản.
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Điều kiện tiên quyết: Thỏa thuận hòa giải
Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định rõ thỏa thuận hòa giải là điều kiện bắt buộc để tiến hành hòa giải thương mại. Không có thỏa thuận hòa giải, các bên không thể tiến hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức này. Thỏa thuận hòa giải chính là cơ sở pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình hòa giải.
Các điều kiện pháp lý của thỏa thuận và Thời điểm thỏa thuận hòa giải
Để đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của thỏa thuận hòa giải tại Việt Nam, thỏa thuận phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể (các bên có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi), nội dung (không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội), và hình thức (được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật).
Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp. Pháp luật hiện nay cho phép các bên có quyền thỏa thuận hòa giải mặc dù tranh chấp đã xảy ra

Hình thức của thỏa thuận hòa giải
Về hình thức của thỏa thuận hòa giải, Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định hai loại thỏa thuận hòa giải. Loại thứ nhất là điều khoản hòa giải được quy định trong hợp đồng. Ví dụ điều khoản mẫu có thể ghi: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết thông qua hòa giải thương mại tại Trung tâm Hòa giải Thương mại [tên trung tâm] theo quy tắc hòa giải của trung tâm này“. Điều khoản này có ý nghĩa ràng buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước khi sử dụng các phương thức khác.
Loại thứ hai là thỏa thuận hòa giải độc lập, được ký kết trước, trong hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Nội dung chính của thỏa thuận này thường bao gồm: thông tin xác định các bên tranh chấp, nội dung tranh chấp, phương thức hòa giải (thông qua trung tâm hòa giải hay hòa giải viên độc lập), lựa chọn hòa giải viên, quy tắc hòa giải, thời hạn, địa điểm và ngôn ngữ hòa giải.
Nghị định 22/2017/NĐ-CP yêu cầu thỏa thuận hòa giải phải được lập thành văn bản. Văn bản thỏa thuận có thể là hợp đồng, điều khoản hòa giải trong hợp đồng, biên bản ghi nhớ, thư trao đổi, fax, điện tín, telegram, telex, email hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng hòa giải thành công
Để hòa giải có thể đạt đến sự thành công đòi hỏi nhiều tiêu chí. Ví dụ sự tự nguyện, tinh thần thiện chí giữa các bên, đây chính là tiêu chí hàng đầu Ngoài ra có thể kể đến như bản chất của tranh chấp giữa các bên, Khả năng xác định lợi ích chung và các điểm có thể đạt được sự đồng thuận, thời điểm tiến hành hòa giải, việc lựa chọn hòa giải viên cũng ảnh hưởng đến kết quả hòa giải.
Sự tự nguyện và thiện chí của các bên tranh chấp
Sự tự nguyện và thiện chí của các bên tranh chấp đóng vai trò quyết định đến thành công của quá trình hòa giải thương mại. Nghị định 22/2017/NĐ – CP nhấn mạnh nguyên tắc tự nguyện trong mọi giai đoạn của quá trình hòa giải. Các bên tham gia hòa giải phải thực sự mong muốn giải quyết mâu thuẫn thông qua đối thoại và thương lượng. Thiện chí trong quá trình hòa giải được thể hiện qua việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác; tích cực tham gia các phiên họp hòa giải; sẵn sàng nhượng bộ hợp lý và tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của bên đối tác.
Bản chất của tranh chấp
Bản chất của tranh chấp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hòa giải thành công. Tại Việt Nam, các loại tranh chấp thương mại thường phù hợp với phương thức hòa giải bao gồm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; tranh chấp phân phối; tranh chấp thanh toán; tranh chấp bảo hiểm; và tranh chấp vận tải. Những tranh chấp này thường có tính chất kỹ thuật và định lượng được giá trị kinh tế. Ngược lại, tranh chấp mang tính chất nguyên tắc không dễ thỏa hiệp, hoặc tranh chấp có liên quan đến quyền không thể chuyển nhượng thường ít phù hợp với phương thức hòa giải.
Khả năng xác định lợi ích chung và các điểm có thể đạt được sự đồng thuận
Khả năng xác định lợi ích chung và các điểm có thể đạt được sự đồng thuận là yếu tố then chốt trong hòa giải thương mại. Các bên cần nhận ra rằng hòa giải có thể giúp họ tiết kiệm thời gian, chi phí tố tụng, bảo vệ bí mật kinh doanh và duy trì mối quan hệ thương mại. Hòa giải viên đóng vai trò thiết yếu trong việc giúp các bên nhận diện các lợi ích chung này và tìm kiếm giải pháp “win-win”. Kỹ năng tìm kiếm và khai thác các điểm tương đồng về lợi ích giúp xây dựng nền tảng cho giải pháp hòa giải khả thi.
Thời điểm tiến hành hòa giải
Thời điểm tiến hành hòa giải cũng ảnh hưởng đến khả năng thành công. Hòa giải sớm ngay khi tranh chấp mới phát sinh giúp hạn chế thiệt hại về kinh tế và quan hệ đối tác. Theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP, các bên có thể tiến hành hòa giải ở các giai đoạn khác nhau: trước khi khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài, trong quá trình tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài (nếu được tòa án hoặc hội đồng trọng tài cho phép), hoặc thậm chí sau khi đã có phán quyết của tòa án hoặc trọng tài nhưng trước khi thi hành án.
Lựa chọn hòa giải viên
Việc lựa chọn hòa giải viên phù hợp là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến thành công của quá trình hòa giải. Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn của hòa giải viên thương mại bao gồm: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín, kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực liên quan đến tranh chấp; và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của trung tâm hòa giải thương mại (nếu có). Hòa giải viên có kinh nghiệm và am hiểu về loại tranh chấp cụ thể sẽ giúp định hướng quá trình đàm phán, xác định các vấn đề then chốt và đề xuất giải pháp khả thi.
Khả năng đạt được giải pháp hòa giải khả thi và có thể thực hiện được phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, nội dung của thỏa thuận hòa giải không được vi phạm các điều cấm của pháp luật Việt Nam và không trái với đạo đức xã hội. Ngoài ra, tính khả thi trong việc thực hiện các cam kết đã được thống nhất phụ thuộc vào năng lực tài chính, kỹ thuật của các bên; khung thời gian thực hiện; và cơ chế giám sát, xử lý vi phạm thỏa thuận. Một thỏa thuận hòa giải chỉ thực sự hiệu quả khi nó có thể được thực thi trên thực tế.
Thủ tục hòa giải thương mại
Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải thương mại như sau:
- Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
- Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
- Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
- Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
Dưới đây là các trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp thương mại gồm các bước cơ bản theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ – CP
Gửi đơn yêu cầu hòa giải
Quy trình hòa giải thương mại theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP bao gồm các bước cơ bản sau. Đầu tiên, bên yêu cầu hòa giải phải gửi đơn yêu cầu hòa giải đến trung tâm hòa giải thương mại hoặc hòa giải viên độc lập. Đơn yêu cầu phải nêu rõ thông tin về các bên, nội dung tranh chấp, yêu cầu hòa giải và các tài liệu chứng minh. Sau khi nhận được đơn yêu cầu, trung tâm hoặc hòa giải viên sẽ thông báo cho bên được yêu cầu
Lựa chọn, chỉ định hòa giải viên
Theo Điều 12, Nghị định 22/2017/NĐ -CP thì việc lựa chọn, chỉ định hòa giải viên thương mại quy định như sau:
- Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.
- Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại.
Tiến hành tổ chức hòa giải
Sau khi lựa chọn hòa giải viên, quá trình hòa giải chính thức bắt đầu. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận. Trong quá trình này, hòa giải viên đóng vai trò trung gian, giúp các bên làm rõ vấn đề tranh chấp, xác định lợi ích và tìm kiếm giải pháp.
Lập biên bản hòa giải
Theo Điều 15 Nghị định 22/2017/NĐ – CP quy định kết quả hòa giải có thể là thành công hoặc không thành công. Trường hợp hòa giải thành công, các bên sẽ ký kết thỏa thuận hòa giải thành. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.
Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:
- Căn cứ tiến hành hòa giải;
- Thông tin cơ bản về các bên;
- Nội dung chủ yếu của vụ việc;
- Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
- Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.
Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Công nhận kết quả hòa giải thành và Chấm dứt thủ tục hòa giải
Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự theo Điều 16, Nghị định 22/2017/NĐ – CP
Theo Điều 17, Nghị định 22/2017/NĐ – CP Thủ tục hòa giải chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.
- Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.
- Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp
Luật sư đại diện tham gia hòa giải thương mại
- Tư vấn về lợi ích và hạn chế của phương thức hòa giải thương mại so với tố tụng tòa án hoặc trọng tài, giúp khách hàng đưa ra quyết định phù hợp với đặc điểm vụ việc.
- Soạn thảo thỏa thuận hòa giải hoặc điều khoản hòa giải trong hợp đồng, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật
- Hỗ trợ khách hàng lựa chọn hòa giải viên hoặc trung tâm hòa giải phù hợp với tính chất của tranh chấp và nhu cầu của khách hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu hòa giải, bao gồm thu thập và đánh giá chứng cứ, xây dựng lập luận pháp lý và chiến lược đàm phán.
- Tham gia các phiên họp hòa giải với tư cách người đại diện theo ủy quyền hoặc người hỗ trợ pháp lý cho khách hàng.
- Thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận hòa giải thành
- Đại diện khách hàng trong trường hợp phát sinh tranh chấp về việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành.

Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là giải đáp các thắc mắc thường gặp:
Văn bản pháp lý chủ yếu nào quy định các điều kiện tiên quyết cho hòa giải thương mại tại Việt Nam?
Nghị định 22/2017/NĐ-CP là văn bản pháp luật chính quy định các yêu cầu để giải quyết các bất đồng thương mại thông qua hòa giải tại Việt Nam.
Có bắt buộc phải có văn bản thỏa thuận để bắt đầu hòa giải thương mại không?
Vâng, một thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan là điều kiện tiên quyết bắt buộc để bắt đầu thủ tục hòa giải thương mại.
Một điều khoản hòa giải trong hợp đồng kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu về thỏa thuận không?
Chắc chắn, một điều khoản hòa giải được bao gồm trong hợp đồng thương mại là một hình thức thỏa thuận hòa giải hợp lệ.
Các bên có thể quyết định giải quyết tranh chấp của họ thông qua hòa giải thương mại vào thời điểm nào?
Các bên có thể đồng ý sử dụng hòa giải thương mại trước khi tranh chấp phát sinh, sau khi tranh chấp đã xảy ra hoặc tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp đang diễn ra.
Ngoài sự đồng thuận chung, còn những yếu tố quan trọng nào khác để hòa giải thương mại thành công?
Thật vậy, sự tham gia tự nguyện và cam kết chân thành của tất cả các bên liên quan là rất quan trọng để đạt được kết quả hòa giải thành công.
Bản chất của tranh chấp có ảnh hưởng đến sự phù hợp của hòa giải thương mại không?
Có, tính chất của xung đột đóng một vai trò quan trọng; một số loại tranh chấp thương mại phù hợp với hòa giải hơn những loại khác.
Việc xác định các lợi ích chung đóng góp như thế nào vào kết quả hòa giải tích cực?
Việc nhận ra các lợi ích chung và các lĩnh vực tiềm năng đạt được sự đồng thuận là nền tảng để xây dựng một giải pháp hòa giải khả thi.
Thời điểm bắt đầu hòa giải có tác động đến hiệu quả của nó không?
Có, việc bắt đầu hòa giải sớm trong một tranh chấp thường có thể duy trì mối quan hệ kinh doanh và giảm thiểu thiệt hại tài chính.
Những phẩm chất nào nên tìm kiếm ở một hòa giải viên thương mại tại Việt Nam?
Một hòa giải viên thương mại phù hợp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nguyên tắc đạo đức mạnh mẽ, chuyên môn và kiến thức liên quan, cùng uy tín tốt.
Khả năng thi hành của một thỏa thuận hòa giải thành công có tự động ở Việt Nam không?
Mặc dù một thỏa thuận hòa giải thành công có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên ký kết, việc tòa án chính thức công nhận có thể tăng cường khả năng thi hành của nó.
Có bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc tham gia hòa giải thương mại không?
Có, hòa giải thương mại thường liên quan đến chi phí, bao gồm phí cho hòa giải viên và phí hành chính nếu sử dụng trung tâm hòa giải.
Hòa giải thương mại so với tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài như thế nào về các điều kiện tiên quyết?
Hòa giải thương mại đòi hỏi sự đồng ý của cả hai bên, không giống như tố tụng tại tòa án có thể được khởi kiện đơn phương hoặc trọng tài đòi hỏi phải có thỏa thuận trọng tài trước đó.
Các trung tâm hòa giải thương mại cụ thể tại Việt Nam có yêu cầu bổ sung nào cho việc giải quyết tranh chấp không?
Có, các trung tâm hòa giải thương mại khác nhau có thể có các quy định và điều kiện tiên quyết riêng ngoài khuôn khổ pháp lý chung.
Vai trò của luật sư trong quá trình hòa giải thương mại là gì?
Luật sư có thể cung cấp hướng dẫn có giá trị về các tác động pháp lý, hỗ trợ soạn thảo thỏa thuận và đại diện cho khách hàng của họ trong các phiên hòa giải.
Một thỏa thuận hòa giải có thể bị coi là vô hiệu theo luật Việt Nam không?
Có, một thỏa thuận hòa giải có thể bị coi là vô hiệu nếu nó vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội hoặc nếu các bên thiếu năng lực pháp lý cần thiết.
Kết luận
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại đã được quy định trong Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Thỏa thuận hòa giải là điều kiện bắt buộc để tiến hành hòa giải thương mại. Không có thỏa thuận hòa giải, các bên không thể tiến hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức này. Luật sư của Luật Long Phan PMT sẽ tư vấn và hỗ trợ Quý khách trong quá trình hòa giải thương mại. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ kịp thời
Tags: Điều kiện hòa giải thương mại, Hình thức thỏa thuận hòa giải, Hòa giải thương mại, Nghị định 22/2017/NĐ-CP, Thời điểm thỏa thuận hòa giải
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.