Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại là rất quan trọng để xác định liệu tranh chấp của mình có thuộc trường hợp được giải quyết bằng hòa giải thương mại hay không. Trong quá trình tham gia hoạt động thương mại thì không thể tránh khỏi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giải đáp những thắc mắc trên.

Khi nào thì tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

Khi nào thì tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình tham gia thực hiện các hoạt động thương mại.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể về khái niệm của hoạt động thương mại: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

>>>xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

 Khi nào thì tiến hành hòa giải thương mại?

Việc áp dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp thương mại tùy thuộc vào sự tự nguyện, thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp. Họ có toàn quyền quyết định người trung gian đứng ra giải quyết hòa giải, địa điểm, thời gian hòa giải,…. Bên cạnh đó phải xác định được phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại thì mới có thể tiến đến bước tiến hành hòa giải thương mại.

Các bước tiến hành hòa giải thương mại

Theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về trình tự, thủ tục hòa giải thương mại như sau:

  1. Thỏa thuận hòa giải

Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.

  1. Lựa chọn, chỉ định hòa giải viên thương mại

Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố. Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại.

  1. Quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải

Các bên tranh chấp có các quyền: Lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải; đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải; yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai; được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải; các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Các bên tranh chấp có các nghĩa vụ: Trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại; thi hành kết quả hòa giải thành; trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

  1. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải

Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

  1. Kết quả hòa giải thành

Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính: Căn cứ tiến hành hòa giải; thông tin cơ bản về các bên; nội dung chủ yếu của vụ việc; thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện; các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

  1. Công nhận kết quả hòa giải thành

Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

  1. Chấm dứt thủ tục hòa giải

Thủ tục hòa giải chấm dứt trong các trường hợp: Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành. Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.

Vấn đề trình tự thủ tục là rất quan trọng .

Vấn đề trình tự thủ tục là rất quan trọng

Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Hòa giải thương mại được lựa chọn để giải quyết đối với các tranh chấp có liên quan đến hoạt động thương mại như sau:

  • Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
  • Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải

  • Hòa giải mang tính thân thiện, dựa vào sự thiện chí, tự nguyện của các bên tranh chấp không muốn phải đi đến kiện tụng tốn nhiều chi phí và ảnh hưởng đến mối quan hệ làm ăn của các bên về sau này, ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của các bên tranh chấp.
  • Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn và không tốn nhiều thời gian.
  • Các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian cũng như địa điểm hòa giải do đó họ có thể tìm một trung gian hòa giải có đầy đủ chuyên môn và sự tin tưởng để giải quyết tranh chấp một cách có chuyên môn và công bằng.
  • Có thể giữ được bí mật kinh doanh và vấn đề tranh chấp, bảo đảm được sự uy tín của các bên tranh chấp trong vấn đề kinh doanh.

Lợi ích của việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại.

Lợi ích của việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

>>>xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Luật sư tư vấn về phạm vi tranh chấp hòa giải thương mại thành

  • Tư vấn về các trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải.
  • Cung cấp dịch vụ tranh tụng tại Tòa án.
  • Hỗ trợ soạn thảo, tư vấn các vấn đề liên quan.
  • Cung cấp dịch vụ trọng tài thương mại. 

Bài viết trình bày về các vấn đề quan trọng trong tranh chấp thương mại về khái niệm, ý nghĩa và đặc biệt là phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại. Qua bài viết trên giúp Quý khách củng cố thêm về các quy định cũng như am hiểu rõ hơn và phục vụ cho công việc kinh doanh của bản thân. Nếu Quý khách có mong muốn được tư vấn trực tiếp thì vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 63 63 87 để được luật sư dân sự tư vấn về giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải thương mại.

>>> Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87