Cách viết đơn ngăn chặn gửi Tòa án phong tỏa tài sản khi đang khởi kiện

Cách viết đơn ngăn chặn gửi Tòa án phong tỏa tài sản là một vấn đề được đặt ra khi chủ thể đang khởi kiện. Trên thực tế, không khó để gặp trường hợp một bên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, với nội dung phong tỏa tài sản của bên kia. Để có cái nhìn rõ hơn, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Phong tỏa tài sản có thể hiểu là việc cấm chuyển dịch, sử dụng, hủy hoại tài sản
Phong tỏa tài sản có thể hiểu là việc cấm chuyển dịch, sử dụng, hủy hoại tài sản

Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quy định của pháp luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là những biện pháp mang tính tạm thời được áp dụng để hạn chế hoặc buộc các bên tranh chấp (hoặc bên thứ ba) thực hiện một hành vi nhất định nhằm:

  • Giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự;
  • Thu thập chứng cứ kịp thời;
  • Bảo toàn tình trạng hiện có của vụ việc để tránh những thiệt hại không thể khắc phục;
  • Ngăn chặn sự trốn tránh, bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong tranh chấp.
Đặc điểm của BPKCTT là tính cấp bách và tính tạm thời
Đặc điểm của BPKCTT là tính cấp bách và tính tạm thời

Để áp dụng BPKCTT cần đáp ứng các điều kiện như:

  • Quyền và lợi ích liên quan của bên yêu cầu đang bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm;
  • Tình huống phải có tính khẩn cấp;
  • Các thiệt hại có thể xảy ra nếu không áp dụng BPKCTT phải lớn hơn so với thiệt hại sẽ xảy ra đối với bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba.

Các loại BPKCTT

Theo (Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự), tùy từng trường hợp mà các biện pháp này có thể được áp dụng khi tiếp nhận đơn khởi kiện, trước lúc Tòa án thụ lý hoặc áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án.

Các BPKCTT có thể được áp dụng trong tất cả các giai đoạn của tố tụng:

  • Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
  • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm;
  • Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, các loại bảo hiểm, chi phí, tiền bồi thường, trợ cấp theo quy định pháp luật cho người lao động;
  • Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động;
  • Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ;
  • Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình;
  • Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án;

Các BPKCTT được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án:

  • Kê biên tài sản đang tranh chấp;
  • Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;
  • Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
  • Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;
  • Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định;
  • Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu;
  • Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước;
  • Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;
  • Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

Khi nào Tòa án được áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản ?

Tòa án được áp dụng biện pháp phong tỏa khi có yêu cầu
Tòa án được áp dụng biện pháp phong tỏa khi có yêu cầu

Có thể hiểu phong tỏa tài sản là việc cấm chuyển dịch, sử dụng, hủy hoại, tẩu tán tài sản. Như đã liệt kê ở trên, đây là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án theo yêu cầu của đương sự áp dụng việc phong tỏa nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Cần chú ý các điều kiện sau:

  • Chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết, có hành vi vi phạm quyền lợi của người yêu cầu và có tính khẩn cấp;
  • Quyền và lợi ích liên quan của bên yêu cầu đang bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm;
  • Có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ: có tài khoản tại ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác/ kho bạc nhà nước hoặc có tài sản đang gửi giữ hoặc có tài sản;
  • Có căn cứ cho thấy việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án;
  • Các thiệt hại có thể xảy ra nếu không phong tỏa phải lớn hơn so với thiệt hại sẽ xảy ra nếu áp dụng.

Lưu ý: Tòa án chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng có nghĩa vụ phải thực hiện.

Cách viết đơn ngăn chặn gửi Tòa án phong tỏa tài sản khi đang khởi kiện

Mẫu đơn yêu cầu phong tỏa tài sản là được lập ra để đề nghị về việc phong tỏa nhằm bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án. Mẫu đơn nêu rõ nội dung đề nghị, tài sản phong tỏa…

Đơn yêu cầu gửi Tòa án phong tỏa tài sản phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu và người bị yêu cầu áp dụng việc phong tỏa tài sản;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản;
  • Ghi rõ biện pháp cần được áp dụng là Phong tỏa tài sản;
  • Các yêu cầu cụ thể khác.

Người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án các tài liệu chứng cứ (nếu có) để chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp trên.

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trên đây phần hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu gửi Tòa án về việc phong tỏa tài sản. Nếu quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu hỗ trợ trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (11 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

14 thoughts on “Cách viết đơn ngăn chặn gửi Tòa án phong tỏa tài sản khi đang khởi kiện

    • Hà Ngọc Tuyền says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Long Phan PMT, đối với trường hợp của bạn tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
      Hiện nay, có không ít trường hợp chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác do sai tên, sai số tài khoản… nhưng không kiểm tra kĩ. Khi rơi vào các trường hợp nêu trên có thể lấy lại tiền bằng những cách sau đây:
      Cách 1: Liên hệ ngay với ngân hàng nhờ sự trợ giúp của họ
      Bước 1: Liên hệ ngay với ngân hàng
      Nếu chuyển khoản nhầm thì khách hàng phải liên hệ ngay với ngân hàng thông báo về việc chuyển nhầm tài khoản thụ hưởng. Từ đó yêu cầu ngân hàng tiến hành kiểm tra, rà soát và thông báo ngay đến ngân hàng chủ quản của tài khoản chuyển nhầm để xử lý theo quy định.
      Bước 2: Cung cấp đầy đủ mọi thông tin phát sinh có liên quan đến quá trình giao dịch như biên lai, chứng minh thư nhân dân, số tài khoản người gửi, số tài khoản thụ hưởng…
      Việc yêu cầu cung cấp thông tin và giấy tờ liên quan này giúp ngân hàng dễ dàng kiểm tra các nghiệp vụ đã phát sinh từ bạn.
      Bước 3: Phía ngân hàng sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra các nghiệp vụ đã phát sinh theo như thông tin mà bạn cung cấp. Nếu đúng, ngân hàng sẽ liên hệ trực tiếp với đại diện chi nhánh quản lý tài khoản mà bạn đã chuyển tiền nhầm và yêu cầu họ chuyển hoàn lại số tiền đó.
      – Nếu số tài khoản của người được chuyển nhầm vẫn còn đủ số dư khả dụng (nghĩa là họ vẫn chưa rút tiền ra khỏi tài khoản) thì tiền sẽ được hoàn lại vào tài khoản của bạn.
      – Trong trường hợp người được chuyển nhầm đã rút hết tiền ra khỏi tài khoản, không còn khả năng thanh toán thì phía ngân hàng chủ quản kia buộc phải liên hệ trực tiếp với chính quyền địa phương và các cơ quan như tòa án, công an để thu hồi lại số tiền

      Cách 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án thụ lý, đồng thời viết đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để phong tỏa tài sản tránh trường hợp tẩu tán tài sản.
      * Gửi đơn khởi kiện
      Nếu trong trường hợp Ngân hàng không thể giải quyết để giúp người chuyển nhầm lấy lại được số tiền thì người chuyển nhầm có thể tiến hành gửi đơn khởi kiện đến Tòa án.
      Căn cứ theo Khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.
      Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
      − Đơn khởi kiện.
      − Giấy tờ pháp lý: Chứng minh thư/thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu.
      − Một số giấy tờ liên quan: Biên lai chuyển tiền, xác nhận của ngân hàng, sao kê giao dịch chuyển tiền nhầm…
      Người chuyển nhầm tiền có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin người mình chuyển nhầm tiền (Hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng căn cứ theo Điều 9 Nghị định 117/2018/NĐ-CP).
      Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nơi bị đơn cư trú (căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).
      * Gửi đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
      Đồng thời khi gửi đơn khởi kiện người chuyển nhầm tiền nên gửi cả đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài sản đối với tài sản đang chuyển nhầm cho người bị chuyển nhầm nhằm tránh sự tẩu tán tài sản, không thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản cho người chuyển nhầm (căn cứ khoản 11 Điều 114 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).
      Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau:
      − Ngày, tháng, năm làm đơn
      − Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
      − Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
      − Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình
      − Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
      − Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
      Người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án các tài liệu chứng cứ (nếu có) để chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp trên.
      Thêm vào đó, nếu chủ tài khoản thụ hưởng đã được Ngân hàng thông báo đề nghị trả lại số tiền nhưng vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
      Như vậy, khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác, người chuyển nhầm có thể nhờ ngân hàng hỗ trợ lấy lại số tiền đó. Trong trường hợp người bị chuyển nhầm số tiền không chịu trả lại thì người chuyển nhầm có thể thực hiện thủ tục gửi đơn khởi kiện và đơn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

    • Trình hoài phong says:

      Tại lúc trước em bị mất thông tinh ở trên điện thoại mấy năm sau em mới phát hiện ai ngờ đâu nó còn Lưu ở trên máy vi tính của em thông tinh chứng khoán với một số web khác nữa

  1. Khách says:

    Mình yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng của bị đơn là 500tr. Thẩm phán yêu cầu mình đóng phí bảo đảm tương đương vớ giá trị tài khoản tức mình phải đóng phí 500tr. Mình cảm thấy không hợp lý và đó là số tiền quá lớn với mình. Vậy mình có thể xin giảm phí dc k? Và thực hiện ntn ạ? Xin cảm ơn

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Theo quy định tại Điều 136 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) có quy định người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Điều 6,7,8,10,11, 15,16 Điều 114 BLTTDS 2015 (trong đó đã bao gồm biện pháp Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.) thì phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
      Do đó việc Tòa án yêu cầu bạn đóng phí bảo đảm 500 triệu là có cơ sở và khoản tiền này do Tòa án dựa vào thiệt hại có phát sinh khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ấn định mức bảo đảm nên không thể xin giảm phí được. Tuy nhiên, nếu bạn không có đủ tiền mặt đề bảo đảm thì bạn vẫn có thể sử dụng các chứng từ bão lãnh được đảm bảo bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoặc cơ quan, tổ chức cá nhân khác để thay thế có nộp tiền bảo lãnh cho Tòa án.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng./.

  2. Đỗ Thị Thơm says:

    Dạ em chào luật sự ạ. Em có điều thắc mắc muốn hỏi là em biết một người trên mạng chỉ cách kiếm tiền onl. Sau mấy ngày tìm hiểu thì công việc là chạy nhiệm vụ phúc lợi, nhiệm vụ chủ yếu là soát đơn giao dịch cho nhà phát hành để tăng lưu lượng truy cập và giao dịch cho web. Trước khi làm nhiêmk vụ thì em cần phải chuyển khoản cho người ta trước rồi mới được làm. Lợi nhuận nhận được phụ thuộc vào số tiền mình chuyển cho người ta. Mỗi ngày có 4 nhiệm vụ là đơn buổi sáng, đơn phúc lợi, đơn giật đơn, và đơn sót. Đơn lúc trưa là đơn phúc lợi lúc 2 giờ 30 chiều. Nhưng đến trưa người ta bắt em chuyển trước để họ báo hệ thống nhận biết. Em đã hỏi họ nếu không trúng thì sao bởi số người giật đơn rất nhiều. Họ trả lời nếu không trúng thì mình đợi đơn khác vaod khung giờ khác. Sau đó em chuyển cho người ta 2tr7 vì số dư trong đó em vẫn còn 300000 để nên đơn sôs 2. Chiều hôm đó đúng 2h30 em vào giật đơn họ báo em trúng tận đơn số 6 là đơn 50 triệu. Họ bắt em phải chuyển cho họ thêm 47 triệu nữa mới được làm nhiệm vụ không thì số tiền em bị nhà cái thu hồi không rút về được, bị đưa vào danh sách đen và bị đóng băng tài khoản. Đến khoảng 6 7 giờ tối hôm đó họ bảo em cần chuyển trước 7 triệu để giữ nhiệm vụ đến ngày hôm sau và hôm sau cần phải chuyển trước 20 triệu nữa để làm nhiệm vụ. Tức tổng là 30 triệu. Mà rõ ràng em trúng đơn số 6 cần chuyển 50 triệu mà sau mấy tiếng nó xuống 30 triệu. Mà hôm trước em cũng trúnh đơn 5 là 30 triệu nhưng em không lên điểm cũng không sao, sáng hôm sau vẫn lên đơn được. Mà hôm nay họ bắt em phải chuyển không thì em bị mất hết. Em không chuyển cho họ, sáng hôm sau họ chặn em và em không đăng nhập được vào tài khoản ap đó.
    Còn em cũng có một người bạn cũng chơi như thế. Bạn ấy vào nhận nhiệm vụ. Họ bắt bạn ấy phải chuyển 5 triệu xong mới làm được nhiệm vụ. Sau khi chuyển xong họ nói là hết đơn vì vào muộn. Lần đầu em còn chấp nhận được. Lần sau bạn em vào trước giờ vào rất sớm, vào đầu tiên nhắn tin cho người ta xin đơn nhưng chờ người ta mãi không trả lời. Đợi 15, 20 phút sau họ mới trả lời là hết đơn. 3 bốn ngày với số lần là 6-8 lần như thế họ đều trả lời là hết đơn, nhắn cho họ từ rất sớm nhưng đợi mãi được câu trả lời là hết đơn. Mà phải làm nhiệm vụ mới rút tiền về được. Bạn em đợi mãi mà không được làm, tiền đã chuyển mà không làm được nhiệm vụ, cũng không rút được ra
    Sau khi lên facebook em tìm hiểu và nhắn tin với công ty đó. Em được biết công ty đó được một nhóm giả danh công ty có têm và hình ảnh giống công ty kêu gọi bất chính, dụ dỗ để trục lợi. Mới đầu em tin tưởng công ty có uy tín, em đã tìm hiểu kĩ. Nhưng không biết công ty đó bị một nhóm giả danh để lừa đảo, tạo nên một phần mềm để trục lợi, kêu gọi đầu tư, chuyển khoản trước mới được làm với số tiền dao động từ 150k đến 1 tỉ.
    Em muốn hỏi là giờ em phải làm thế nào ạ. Em có thể lấy lại số tiền đã mất không ạ? Em mong luật sư trả lời giúp em với ạ

  3. Nguyễn Thị Thuy duong says:

    Thưa luật sư,e mua hoa lan đột biến bán cho khách hàng,sau khi khách hàng trồng thì ra sai hoa ko đúng hoa đột biến e phải đền cho khách 600 trieu,e đến người bán cho e thì họ không trả lại tiền cho em ,nên e hiện tại chưa có khả năng trả,em nói với khách hàng của em là để e bán nhà em trả họ, nhưng họ ko chịu và viết đơn kiện em,khi tòa án và công an chưa mời em lên làm việc lần nào mà phía toà án niêm phong tài sản nhà e, trường hợp này e phải làm thế nào ,xin luật sư tư vấn giúp,phía công an và tòa chưa mời e lên giải quyết mà quyết định niêm phong nhà là sai hay đúng ,làm e ko ban đc nhà để trả cho khách ,em cảm ơn luật sư

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87