Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai là tài liệu quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai. Nội dung mẫu đơn đề nghị phải đảm bảo đúng quy định về mặt pháp luật dân sự. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn quý bạn đọc về nội dung cũng như cách thức viết đơn chi tiết.

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Nội dung đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất bao gồm những nội dung tương tự như đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Tên, nơi cư trú làm việc của người đề nghị;
  • Những yêu cầu cơ quan giải quyết tranh chấp đất
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn đề nghị (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, các giấy tờ về đất khác,…)

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….ngày…..tháng….. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn):……………………… 

Họ và tên tôi là:……………………………………………………………………………………

Sinh năm: ……………………………………………………………………………………

CMND/CCCD: ……………………………………………………………………………………

Ngày cấp:……………………………………. nơi cấp:…………………………..

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của  ông (bà):……………………………………………………………………………………

Nơi ở:……………………………………………………………………………………

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị …………….. tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông: ………………………., trú tại …………….. để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.

Nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

Tôi chân thành cảm ơn !

Tài liệu có gửi kèm theo:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

-………………………………………… 

        NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ

           (ký và ghi rõ họ tên)

>>> Tải xuống: Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Hướng dẫn cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018.

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người đề nghị); ghi rõ họ tên, nơi cư trú của những người mà người yêu cầu cho rằng có liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 3: Trình bày nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết được tình trạng tranh chấp.

  • Tóm tắt vụ việc dẫn đến tranh chấp đất đai (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, nêu các tranh chấp giữa hai bên liên quan đến khu vực tranh chấp).
  • Yêu cầu giải quyết tranh chấp ( xác định ranh giới thửa đất, chủ sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất, …)

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm đơn cũng như sự xác nhận của chính quyền địa phương.

  • Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu
  • Nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp đất đai kèm theo đơn đề nghị như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

Các lưu ý khi viết đơn

giai quyet tranh chap dat
Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi nhận được đơn đề nghị

>>> Tham khảo thêm: Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp xã

Chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

  • Tranh chấp đất đai thông thường xảy ra giữa các cá nhân, hộ gia đình về quyền sử dụng đất. Chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất là người sử dụng đất bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp về đất.
  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018 thì việc đề nghị UBND cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được áp dụng đối với đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018.

Các yêu cầu giải quyết tranh chấp đất thông thường như: yêu cầu công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, yêu cầu tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu giải quyết lấn chiếm đất, yêu cầu xác định về ranh giới giữa các thửa đất liền kề,…

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

>>> Tham khảo thêm về: Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013, sửa đổi bổ sung 2018 và Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì việc giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của đương sự được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án.
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại BTNMT hoặc kiện lên Tòa án.

>>> Tham khảo thêm thủ tục khiếu nại qua bài viết: Khiếu nại giải quyết tranh chấp đất lên ủy ban nhân dân

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Trong trường hợp quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn luật đất đai hoặc cần hỗ trợ trong việc soạn thảo đơn từ pháp lý giải quyết tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan thông qua hotline 1900636387. Xin cảm ơn.

Scores: 4.17 (16 votes)

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

8 thoughts on “Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

  1. Lê Văn Nhị says:

    Chào LS. Tôi tên Lê Văn Nhị sinh ngày 04/07/1957. Tôi có mảnh đất 1281 m2 dài 105m ngang b/q 12,20m quyền sử dụng đất số: cấp ngày 17/03/1998, thuộc tờ bản đồ số PTc3 . Tọa lạc Ấp Pháo Đài; xã Phú Tân; huyện Tân Phú Đông; tỉnhTiên Giang.
    UBND xã Phú Tân làm lộ nông thôn mới(lộ bê tong chân 5 m măt 3 m) đã chiếm hết phần đất của tôi chiều dài 105m tôi yêu cầu hổ trợ tiền nhưng UB xã không đồng ý cho đất đó là không hợp pháp, giấy đỏ(QSDĐ) đó không có hiệu lực pháp luật, vả lại tôi không còn đất nằm cặp bên lộ để SX phần thì gia đình tôi thật sự khó khăn con tôi đi làm xa TP.HCM chỉ có 1 mình tôi sống đơn coi.
    .Vậy tôi kính mong LS giải thích cho tôi được rỏ chính sách Pháp Luật hiên hành.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bác Nhị;
      Đối với trường hợp của bác, bác có thể làm đơn khiếu nại hành vi của UBND xã Tân Phú về hành vi trên.
      Vì vấn đề bác trình bày còn khá mơ hồ nên phía công ty chưa thể đưa ra những tư vấn chi tiết cụ thể gửi đến bác.
      Phía công ty kiến nghị Bác nên gửi hồ sơ giấy tờ có liên quan cùng với trình bày cụ thể vấn đề đang phát sinh để từ đó, phía công ty mới có hướng tư vấn, xử lý giúp bác trong vấn đề này.
      Bác có thể liên hệ Hotline bên dưới để được tư vấn trực tiếp.
      Trân trọng gửi đến Bác

  2. havannoi24lc@gmail.com says:

    Xin chào luật sư. Tôi tên là Hà Văn Nội. Tôi có câu hỏi nhờ luật sư tư vấn giúp ạ. Tôi có mảnh đất thuộc khu vực nông thôn tại xã Nậm Sỏ huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu đã canh tác và sử dụng từ năm 1992 đến nay, chưa mua bán hay trao đổi với ai. Cho đến tháng 10 năm 2020 khi có tranh chấp xảy ra thì tôi mới được biết mảnh đất này đang được nằm trong bản đồ sổ đỏ của người khác, Sổ đỏ được cấp năm 2005. Vậy cho tôi xin hỏi luật sư: Đất tôi đang canh tác và sử dụng thì người khác có làm được sổ đỏ không? Khâu sai sót là ở đâu? Tôi có còn có quyền được sở hữu số đất này nữa hay không? Xin cảm ơn luật sư.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Trường hợp này chúng tôi chưa thể xác định được quyền sử dụng phần diện tích đất nói trên là thuộc về ai vì để xác định được quyền sử dụng đất thuộc về ai thì cần dựa 3 yếu tố: Nguồn gốc sử dụng đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. Trong trường hợp bạn có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 luật Đất đai 2013 và chứng minh được nguồn gốc sử dụng đất cũng như quá trình sử dụng đất là liên tục từ năm 1992 cho đến hiện tại, thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai.
      Chúng tôi kiến nghị bạn liên hệ qua hotline bên dưới hoặc đến gặp trực tiếp luật sư để được tư vấn cụ thể chi tiết hơn, tránh để tình trạng này kéo dài, có thể sẽ bất lợi cho bạn.
      Trân trọng!

  3. Nguyen ba hung says:

    Chào luật sư . Gia đình tôi có một mảnh đất do ông bà để lại, vì công việc bố tôi định cư ở nơi khác mảnh đất ở quê nhờ ông chú em ông nội trông giữ, sau khi ông chú bố tôi mất bố tôi có về làm giấy tờ nhận đất do con của ông chú bố tôi bàn giao có chính quyền địa phương xác nhận có bản đồ lô đất .do lâu ko về nên mảnh đất trên đã bị chú họ chiếm dụng và đã có sổ đỏ gia đình tôi đã nhiều lần hòa giải nhưng không được vậy kính mong luật sư tư vấn các thủ tục giải quyết tranh chấp .Tôi xin cảm ơn

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Trường hợp này để thể xác định được quyền sử dụng phần diện tích đất nói trên là thuộc về ai bố bạn, cần dựa 3 yếu tố: Nguồn gốc sử dụng đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất. Trường hợp bố bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc trong trường hợp bạn không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có một trong các giấy tờ tại Điều 100 luật đất đai 2013 và chứng minh được nguồn gốc đất là thuộc quyền sử dụng của bố bạn, người chú này đã có hành vi chiếm dụng đất của bạn thì thì bạn có nộp đơn đến cơ quan địa chính địa phương yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho người chú họ. Trường hợp chính quyền địa phương không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Chúng tôi kiến nghị bạn vui lòng liên hệ hotline bên dưới hoặc đến trực tiếp văn phòng luật sư của chúng tôi để được luật sư tư vấn cụ thể, chi tiết hơn.
      Trân trọng!

  4. Nhàn says:

    Chào LS. Tôi có một mảnh đất không có sổ đỏ vẫn đang sử dụng và giáp ranh với hợp tác xã. Hiện nay hợp tác xã muốn lấy phần đất không có sổ đỏ đó của tôi gộp vào của họ nhưng họ cũng không có giấy tờ chứng minh đất đó là của họ. Vậy tôi làm thế nào để có thể giữ lại mảnh đất đó ạ ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8