Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi kinh doanh thực phẩm chức năng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy điều kiện để kinh doanh thực phẩm chức năng là gì? Thủ tục và hồ sơ đăng ký kinh doanh ra sao? Vấn đề này sẽ được Luật Long Phan làm rõ ở bài viết này.
Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
Mục Lục
Kinh doanh thực phẩm chức năng cần điều kiện gì?
Phụ lục IV Luật đầu tư 2020 quy định kinh doanh thực phẩm chức năng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó đề kinh doanh ngành nghề này cần đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện về ngành nghề
Kinh doanh thực phẩm chức năng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì vậy, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hay hộ kinh doanh phải đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.
>>>Xem thêm: Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện Là Gì? Pháp Luật Quy Định Ra Sao?
Nếu doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh đã thành lập nhưng chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng thì cần làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng theo đúng quy định.
Điều kiện về giấy phép
Để kinh doanh thực phẩm chức năng cơ sở kinh doanh cần phải có:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (theo quy định tại Thông tư số 43/2014/TT-BYT)
- Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm.
(Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 43/2014/TT-BYT)
Mã ngành của thực phẩm chức năng
Theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng không có mã ngành riêng. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành có quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Theo đó, khi đăng ký mã ngành để hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng thì có thể đăng ký theo các mã ngành dưới đây:
Mã ngành:
- 1079: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Sản xuất thực phẩm chức năng (Thông tư 43/2014/TT-BYT)
- 4632: Bán buôn thực phẩm
Chi tiết: Bán buôn thực phẩm chức năng (Thông tư 43/2014/TT-BYT)
- 4722: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Chi tiết: Bán lẻ thực phẩm chức năng (Thông tư 43/2014/TT-BYT)
Mã ngành thực phẩm chức năng
Những giấy tờ cần thiết để kinh doanh thực phẩm chức năng
Ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm, để kinh doanh thực phẩm chức năng thì cơ sở kinh doanh cần có đủ ít nhất 3 loại giấy phép bao gồm:
>>>Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
- Giấy phép chứng nhận sản phẩm chức năng đã được công bố chất lượng trên thị trường, tại Bộ Y tế, các đơn vị phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp của bạn.
- Giấy xác nhận nhãn hiệu của thực phẩm chức năng đã được bảo hộ và nhãn hiệu không trùng lặp với những sản phẩm có nhãn hiệu độc quyền đã đăng ký với cơ quan pháp luật.
- Giấy chứng nhận kho chứa thực phẩm chức năng của doanh nghiệp, công ty đạt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
Thủ tục kinh doanh thực phẩm chức năng
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Theo Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm có:
- Đơn đề nghị cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
- Điều lệ doanh nghiệp
- Bản sao CMND, hộ chiếu hay giấy chứng nhận có hoạt động của tổ chức
- Danh sách thành viên
- Giấy ủy quyền nếu chủ doanh nghiệp không trực tiếp tiến hành
Nếu doanh nghiệp đã thành lập nhưng chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm thì làm hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm
Theo điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế
Thủ tục kinh doanh thực phẩm chức năng
Cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm
Theo điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm, hồ sơ gồm có:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu vi sinh và các chỉ tiêu kim loại nặng).
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn (có đóng dấu của thương nhân); Mẫu có gắn nhãn (nếu có yêu cầu)
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu từ nước ngoài
>>>Xem thêm: Thủ Tục Công Bố Thực Phẩm Chức Năng Nhập Khẩu
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu vi sinh và các chỉ tiêu kim loại nặng) – Certificate of Analysis của nhà sản xuất được cấp bởi cơ quan kiểm định độc lập tại nước xuất xứ
- Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau: GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) và Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ;
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp 02 bộ hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ đóng góp hay ý kiến thắc mắc gì liên quan vui lòng liên hệ số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.