Công ty có bắt buộc phải có ban kiểm soát không?

Công ty có bắt buộc có ban kiểm soát không? Ban kiểm soát công ty có chức năng như một cơ quan “tư pháp”, cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra/kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty. Đối với một số mô hình doanh nghiệp, quy mô công ty nhất định, việc thành lập ban kiểm soát là bắt buộc. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

công ty có bắt buộc phải có ban kiểm soát

Quyết định thành lập ban kiểm soát

Quy định chung về ban kiểm soát

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 4 loại hình doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH);
  • Công ty cổ phần.

Trong số đó, Ban kiểm soát có thể được thành lập đối với 2 loại hình công ty là công ty TNHH và công ty cổ phần. Đối với Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh, pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam không yêu cầu phải thành lập ban kiểm soát.

Ban kiểm soát là gì?

Ban kiểm soát công ty là tổ chức phụ thuộc công ty, được lập ra bởi Hội đồng quản trị nhằm giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán thuế doanh nghiệp, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của công ty.

Cơ cấu của ban kiểm soát

Ban kiểm soát mỗi công ty thường có cơ cấu khác nhau, tuy nhiên đều bao gồm:

  • Trưởng ban kiểm soát
  • Thành viên ban kiểm soát chuyên trách
  • Thành viên ban kiểm soát không chuyên trách

Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát

Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát được quy định riêng cho từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty, nhưng nhìn chung ban kiểm soát có những quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:

  • Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của công ty: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
  • THẨM ĐỊNH báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kì của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
  • Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông.
  • Kiểm tra bất thường: Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông, Ban Kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông và nhóm cổ đông có yêu cầu.
  • Can thiệp vào hoạt động công ty khi cần: Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng Cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông, Tổng giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

Công ty cổ phần có bắt buộc thành lập ban kiểm soát không?

Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì KHÔNG bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
  • Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Theo đó, đối với mô hình 1, trong cơ cấu tổ chức công ty có Ban kiểm soát, do đó, nếu lựa chọn mô hình này thì việc thành lập Ban kiểm soát được xác định như sau:

  • Nếu công ty bạn có từ 11 cổ đông trở lên và các cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của công ty trở lên thì trong cơ cấu tổ chức công ty các bạn bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát;
  • Nếu công ty bạn có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì trong cơ cấu tổ chức, các bạn không bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát; việc thành lập hay không là do nhu cầu của các bạn.

(Điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020)

>>>Xem thêm: Thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty cổ phần

Công ty TNHH có bắt buộc thành lập ban kiểm soát không?

Loại hình công ty TNHH được chia làm 2 loại: Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên.

Công ty TNHH có bắt buộc thành lập ban kiểm soát

Công ty TNHH thành lập ban kiểm soát

Đối với Công ty TNHH 2 thành viên

Căn cứ theo khoản 2 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.

Đối với Công ty TNHH 1 thành viên

Theo quy định tại Điều 79 và Điều 85 Luật Doanh nghiệp 2020, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu không bắt buộc phải có ban kiểm soát.

Riêng đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoặc do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thì phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp khác do công ty quyết định.

Luật sư tư vấn về vấn đề thành lập ban kiểm soát

luật sư tư vấn về vấn đề thành lập ban kiểm soát

Luật sư tư vấn về vấn đề thành lập ban kiểm soát

  • Tư vấn chi tiết về cơ cấu tổ chức quản lý công ty và việc thành lập ban kiểm soát công ty.
  • Hướng dẫn thực hiện thủ tục thành lập ban kiểm soát.
  • Trực tiếp soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho hoạt động thành lập ban kiểm soát.
  • Hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan đến việc thành lập ban kiểm soát doanh nghiệp.
  • Đưa ra giải pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp và các biện pháp hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp khi có tranh chấp phát sinh.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề việc thành lập ban kiểm soát của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu có vướng mắc, hay gặp khó khăn về vấn đề khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn luật doanh nghiệp. Xin cảm ơn.

Scores: 4.87 (34 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87