Trình tự, thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty cổ phần

Thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty cổ phần là một trong những điều cần biết trong quá trình thành lập và điều hành công ty. Biết rõ về cơ chế thành lập và hoạt động của bộ phận này sẽ giúp các công ty tránh được nhiều rũi ro về sau. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết được những điều cơ bản nhất về Ban kiểm soát của các loại hình doanh nghiệp cũng như thủ tục để thành lập ban kiểm soát công ty.

ban kiem soat cong ty co phan theo quy dinh phap luat
Ban kiểm soát công ty cổ phần

Ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Về cơ cấu của tổ chức của công ty cổ phần chia làm 2 mô hình:

Loại hình bao gồm Ban kiểm soát

Theo điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 thì

  • Công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông;
  • Các cổ đông này phải là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty.

Hội tụ đủ cả 2 điều kiện nêu trên thì việc thành lập Ban kiểm soát sẽ là không bắt buộc. Còn việc thiếu một trong hai hoặc không thỏa mãn cả hai thì bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.

>> Xem thêm: Công Ty Có Bắt Buộc Phải Có Ban Kiểm Soát Không?

Với công ty cổ phần thì cơ cấu tổ chức Ban kiểm soát sẽ có từ 3-5 thành viên bao gồm Trưởng ban kiểm soát và cả thành viên Ban kiểm soát.

Loại hình không bao gồm Ban kiểm soát

Cũng căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020

  • Nếu ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập;
  • Có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị

Lưu ý: Công ty không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát thì chức năng này sẽ do các thành viên độc lập (các nhân, tổ chức) thực hiện.

Điều kiện trở thành thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần:

quy trinh thanh lap ban kiem soat
Thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần
  • Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
  • Không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.
  • Kiểm soát viên công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty mẹ và tại công ty.

Cơ sở pháp lý: Điều 169 Luật Doanh nghiệp 2020

Thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty cổ phần

quy trinh thanh lap ban kiem soat
Công ty cổ phần thành lập ban kiểm soát

Bước 1: Họp Đại hội đồng cổ đông

Theo điểm c khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm kiểm soát viên sẽ do hội đồng cổ đông quyết định thông qua cuộc Họp đại hội đồng cổ đông.

Bước 2: Thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

Căn cứ khoản 3 điều 148 LDN 2020 Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. rường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy định tại quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.

Bước 3: Bầu Trưởng Ban kiểm soát

Theo khoản 2 Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020 Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. 

Bạn đọc có thể xem chi tiết ở đây:

>>> Thủ tục chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần.

>>> Hướng dẫn lập sổ đăng ký cổ đông, giấy chứng nhận cổ phần cho cổ đông công ty cổ phần.

Trên đây là bài viết về trình tự thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty cổ phần. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu TƯ VẤN DOANH NGHIỆP, nhu cầu về LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP hoặc các vấn về pháp lý  khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 1900.63.63.87 để được phía công ty chúng tôi tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn./.

Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87