Có được tự ý bán nhà khi đồng sở hữu mất tích

Có được tự ý bán nhà khi đồng sở hữu mất tích hay không là câu hỏi được các chủ sở chung một căn nhà quan tâm hiện nay. Khi một trong những đồng sở hữu mất tích và các đồng sở hữu muốn bán nhà đó thì phải làm như thế nào mới đúng quy định pháp luật và không bị mất quyền lợi? Bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Đồng sở hữu tự ý bán nhà

Đồng sở hữu tự ý bán nhà

Khái quát về đồng sở hữu nhà

Căn cứ vào khoản 1 Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.” Theo đó, nhiều chủ thể có quyền được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nếu tài sản đó là tài sản chung của họ.

Đồng sở hữu nhà được hiểu là quyền sở hữu đối với một tài sản thuộc về nhiều người. Nhiều chủ thể cùng có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt căn nhà và những người này có cùng quyền lợi được hưởng từ tài sản có chung quyền sở hữu với nhau.

Các đồng sở hữu có hình thức là sở hữu chung theo phần. Căn cứ Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì:

  • Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
  • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quy định của pháp luật về bán nhà đồng sở hữu

Căn cứ Điều 218 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ Điều 126 Luật Nhà ở 2014 quy định về mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:

“1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.”

Theo các quy định trên, việc định đoạt tài sản chung phải tuân theo sự thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. Việc bán nhà phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên là chủ sở hữu căn nhà đó. Trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo phân chia tài sản quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu khác có quyền mua lại phần tài sản được bán với quyền ưu tiên, nếu các đồng sở hữu không mua thì lúc này nhà ở đó được bán cho người khác.

Để có thể được bán nhà đồng sở hữu, các đồng sở hữu phải có sự nhất trí với nhau. Việc đồng ý phải được lập bằng văn bản có chữ ký của các bên và được chứng thực chữ ký để đảm bảo giá trị pháp lý.

>>> Xem thêm: Thủ tục mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung

Có được tự ý bán nhà khi đồng sở hữu mất tích hay không?

Căn cứ vào quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu pháp luật chia sở hữu chung làm hai loại, đó là: sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần.

Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung theo phần như sau:

“Điều 209. Sở hữu chung theo phần
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Trong sở hữu chung theo phần mỗi chủ sở hữu có quyền sở hữu tương đương với tỷ lệ vốn góp vào tài sản chung, vì vậy mà quyền của các chủ thể có thể không bằng nhau.

Còn sở hữu chung hợp nhất Điều 210 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất
1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung”.

Trái ngược với sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu là tại đó phần quyền của các chủ sở hữu không được xác định trước. Điều đó đồng nghĩa với việc các bên có quyền ngang nhau về mọi mặt đối với tài sản chung. Trong sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia.

Căn cứ Điều 126 Luật Nhà ở 2014: “2. Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.”

Theo đó, khi đồng sở hữu đã có tuyên bố mất tích, các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác. Trong trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.

Trước khi thực hiện việc bán nhà, các chủ sở hữu chung phải có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó bị mất tích theo quy định của Pháp luật.

Bán nhà khi đồng sở hữu mất tích

Bán nhà khi đồng sở hữu mất tích

Luật sư tư vấn bán nhà khi đồng sở hữu mất tích

Luật sư tư vấn về sở hữu chung

Luật sư tư vấn về sở hữu chung

  • Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục bán nhà đồng sở hữu
  • Hỗ trợ tư vấn, soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đồng sở hữu
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan

Hiện nay, việc mua bán nhà có chung đồng sở hữu diễn ra khá phổ biến trên thực tế đòi hỏi mỗi người cần phải biết những quy định, trình tự thủ tục về bán nhà đồng sở hữu. Trường hợp khi đồng sở hữu mất tích thì những người sở hữu chung còn lại có quyền được bán và áp dụng theo đúng quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn luật nhà ở, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.5 (63 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87