Cháu nội có được hưởng thừa kế di sản nhà đất hay không?

Cháu nội có được hưởng thừa kế không, đặc biệt là đối với di sản nhà đất là thắc mắc của nhiều người khi phân chia di sản thừa kế. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền hưởng thừa kế của người cháu khi ông nội, bà nội qua đời?  Bài viết bên dưới Luật Long Phan sẽ cung cấp đến bạn đọc các trường hợp cháu nội được hưởng di sản thừa kế của ông bà.

Chia thừa kế như thế nào?

Chia thừa kế như thế nào?

Quy định của pháp luật về thừa kế

Theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có quyền:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc gồm:

  • Cá nhân là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
  • Người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trừ trường hợp từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản, những người sau đây được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Cơ sở pháp lý: Điều 613, Điều 624, Điều 626, Điều 644 Bộ luật dân sự 2015

Theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp và các phần di sản sau đây:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Thứ tự hàng thừa kế:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ngoài ra, theo quy định thừa kế thế vị, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì:

  • Cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
  • Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Cơ sở pháp lý: Điều 650, Điều 651, Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

Cháu nội hưởng thừa kế di sản của ông bà Cháu nội hưởng thừa kế di sản của ông bà

Các trường hợp cháu nội được hưởng thừa kế của ông bà

Theo di chúc

Người để lại di chúc hoàn toàn có quyền tự mình quyết định, định đoạt ai là người được hưởng tài sản mà mình để lại sau khi qua đời. Vì vậy, ông bà hoàn toàn có thể lập di chúc để cho cháu nội được hưởng di sản của mình.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 624 BLDS 2015.

Thừa kế theo pháp luật khi không có hàng thừa kế thứ nhất

Trong trường hợp tất cả người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông bà không còn sống hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì cháu nội (hàng thừa kế thứ 2) được hưởng di sản của ông bà.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1, Khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

>>> Xem thêm: Cháu nuôi có được hưởng thừa kế của ông bà hay không?

Chia thừa kế là nhà đấtChia thừa kế là nhà đất

Thừa kế thế vị

Trong trường hợp người cha của cháu nội chết trước hoặc cùng một thời điểm với ông bà thì cháu nội sẽ được thay cha mình hưởng phần di sản của ông bà.

Cơ sở pháp lý: Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế tại Luật Long Phan

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật
  • Tư vấn, soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
  • Tư vấn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn phân chia di sản thừa kế
  • Tư vấn về thừa kế, tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn thừa kế thế vị
  • Tư vấn về thừa kế trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.
  • Tư vấn về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
  • Tư vấn Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc
  • Tư vấn phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng
  • Tư vấn chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản
  • Đại diện ủy quyền thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về thừa kế cũng như các trường hợp cụ thể người cháu được thừa kế di sản của của ông bà mà Luật Long Phan muốn cung cấp đến bạn đọc. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc liên quan nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn thừa kế, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua 1900.63.63.87 hoặc email: pmt@luatlongphan.vn để được hỗ trợ kịp thời.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87