Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế trên môi trường mạng để trục lợi

Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế trên môi trường mạng để trục lợi là vấn đề nghiêm trọng mà bạn đọc cần phải biết. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Giả mạo cơ quan thuế trên môi trường mạng là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến. Bài viết sau đây, Luật Long Phan PMT cảnh báo về tình trạng giả mạo cơ quan thuế trên mạng xã hội để trục lợi và cung cấp những lưu ý cho bạn đọc.

Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế chiếm đoạt tài sảnCảnh báo giả mạo cơ quan thuế chiếm đoạt tài sản

Một số thủ đoạn giả mạo cơ quan thuế trên môi trường mạng để trục lợi

Tình trạng mạo danh cơ quan thuế trên môi trường mạng gia tăng, liên tục có những nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thực tế hiện nay, các đối tượng có thể sử dụng một số thủ đoạn sau để thực hiện hành vi vi phạm sau:

Cài đặt các phần mềm, ứng dụng

Các đối tượng có thể giả mạo cơ quan thuế thực hiện hành vi cung cấp đường link và hướng dẫn cài đặt các phần mềm giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế. Các phần mềm này thường được giới thiệu như là một công cụ hỗ trợ cho việc nộp thuế hoặc kiểm tra thông tin về thuế.

Người dùng sử dụng và nhập các thông tin cá nhân phần mềm yêu cầu như số điện thoại, số CCCD hoặc mã số thuế. Sau đó, các đối tượng có thể sử dụng các thông tin này để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Trang thông tin điện tử của cơ quan thuế

Ngoài việc sử dụng ứng dụng, phần mềm giả mạo cơ quan thuế, các đối tượng còn có thể tạo ra các trang thông tin điện tử giả mạo.

Các đối tượng tạo các trang web có giao diện gần giống trang web chính thức của cơ quan thuế. Sau đó, sử dụng tin nhắn giả mạo thương hiệu với yêu cầu người dùng phải truy cập vào liên kết, khai báo thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, khi người dùng đăng nhập thông tin, chúng sẽ chiếm đoạt thông tin dữ liệu của người dùng.

Tin nhắn SMS của Tổng cục thuế

Một trong những hình thức giả mạo cơ quan thuế khá phổ biến hiện nay là thông qua tin nhắn SMS giả mạo từ Tổng cục Thuế. Các tin nhắn này thường là thông báo nộp thuế, quyết định xử phạt,… Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin cá nhân hoặc cài ứng dụng qua đường dẫn chúng cung cấp.

Gọi điện, sử dụng chiêu trò lừa đảo khác

Các đối tượng còn có thể thông qua việc gọi điện trực tiếp hoặc sử dụng các chiêu trò khác để lừa đảo người dân như mời chào, ép buộc mua sách, tài liệu về thuế. Mạo danh cơ quan thuế yêu cầu hoàn thành việc đóng thuế hoặc phát hành thông báo về ủy quyền đóng thuế cho tổ chức/ cá nhân trung gian nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ngoài những thủ đoạn được đề cập thì các đối tượng còn có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác trên môi trường mạng. Những thủ đoạn giả mạo cơ quan thuế trên môi trường mạng không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người dân mà còn đe dọa sự uy tín của cơ quan thuế. Do đó, người dân cần phải cảnh giác trước những thủ đoạn của chúng.

Các thủ đoạn lừa đảo cơ quan thuế trên mạngCác thủ đoạn lừa đảo cơ quan thuế trên mạng

Hành vi giả mạo cơ quan thuế trên mạng để trục lợi bị xử lý thế nào?

Hành vi giả mạo cơ quan thuế trên mạng để trục lợi là hành vi vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật. Căn cứ vào hành vi và lợi ích chiếm đoạt được từ người dùng mà có những chế tài xử lý khác nhau.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi giả mạo cơ quan thuế trên mạng để trục lợi có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với các khung hình phạt sau:

Khung 1: Pháp luật quy định chế tài có thể bị xử lý cải tạo giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:

  • Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
  • Hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với các trường hợp:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi trên, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, những đối tượng giả mạo cơ quan thế trên không gian mạng để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Ngoài ra, căn cứ điểm a khoản 4 Điều 144/2021/NĐ-CP, người vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Vậy nên, tùy vào tính chất, mức độ hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?

Các lưu ý để tránh khỏi bị lừa đảo chiếm tài sản bằng giả mạo cơ quan thuế trên mạng

Để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức giả mạo cơ quan thuế trên mạng, mỗi cá nhân cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không cung cấp thông tin cá nhân như số điện thoại, số CCCD hoặc mã số thuế khi chưa xác minh được tính xác thực của yêu cầu;
  • Luôn kiểm tra và cảnh giác với các địa chỉ URL của trang web để đảm bảo là trang chính thức của cơ quan thuế;
  • Không tải và sử dụng các phần mềm, ứng dụng từ các nguồn không rõ nguồn gốc;
  • Xác minh tính xác thực của người gọi hoặc tin nhắn trước khi cung cấp bất kỳ thông tin nhạy cảm hay chuyển khoản tiền;
  • Thường xuyên cập nhật thông tin về các hình thức lừa đảo mới để có thể phòng tránh kịp thời.

Hướng giải quyết khi bị lừa đảo giả mạo cơ quan thuế

Khi phát hiện hành vi giả mạo cơ quan thuế để trục lợi hoặc bị lừa đảo bởi hành vi trên, bạn có thể tố cáo vụ việc với cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền sẽ có những biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực hiện quyền tố giác tội phạm

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia phòng, chống tội phạm.

Cá nhân có thể thực hiện quyền tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Cơ sở pháp lý: Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Mẫu đơn tố giác tội phạm

Khi thực hiện quyền tố giác tội phạm lên cơ quan có thẩm quyền, bạn có thể soạn thảo đơn (theo mẫu) và kèm theo các tài liệu, chứng cứ có liên quan để chứng minh (nếu có).

Mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạngMẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng

>>> Xem thêm: Mẫu đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng mới năm 2023.

Tư vấn, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi khi bị lừa đảo trên mạng

Bằng kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc một số dịch vụ để bảo vệ quyền lợi của bạn đọc khi bị lừa đảo trên mạng:

  • Tư vấn, phân tích mức độ hành vi lừa đảo và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp;
  • Giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc tố giác tội phạm;
  • Hướng dẫn soạn thảo đơn tố cáo tội phạm đối với hành vi giả mạo cơ quan thuế để trục lợi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trực tiếp tham gia quá trình giải quyết với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Những vấn đề pháp lý liên quan khác.

Giả mạo cơ quan thuế trên mạng để trục lợi có thể gây ra những thiệt hại vô cùng lớn về mặt tài chính cho người dân. Do đó, người dân cần phải nâng cao ý thức và cảnh giác trong việc cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng. Trên đây là toàn bộ nội dung cảnh báo cho bạn đọc về giả mạo cơ quan thuế trên môi trường mạng để trục lợi. Trường hợp có thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể liên hệ chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được luật sư hình sự hỗ trợ.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87