Các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của thương nhân nước ngoài đang áp dụng tại Việt Nam hiện nay. Những dấu hiệu để nhận biết các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Doanh nghiệp cần lập hồ sơ như thế nào để yêu cầu điều tra việc áp dụng biện pháp lẩn tránh phòng vệ thương mại của thương nhân nước ngoài. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan.
Phòng vệ thương mại
>> Xem thêm: Tự xông vào nhà đánh người phạm tội gì?
Mục Lục
- 1 Các hành vi của thương nhân nước ngoài lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
- 2 Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
- 3 Nội dung đơn yêu cầu điều tra gồm những nội dung cơ bản nào?
- 4 Vai trò của Luật sư doanh nghiệp khi thương nhân nước ngoài có dấu hiệu xâm hại quyền lợi
Các hành vi của thương nhân nước ngoài lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
Thay đổi xuất xứ hàng hóa để tránh thuế
Các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay thực hiện rất nhiều hành vi tinh vi để có thể lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Trong đó có hành vi thay đổi xuất xứ hàng hóa từ nước ngoài thành xuất xứ hàng Việt Nam để có thể hưởng ưu đãi về thuế suất ưu đãi. Hoặc hàng hóa tại các quốc gia đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chuyển qua lấy xuất xứ Việt Nam để có thể tránh thuế phòng vệ thương mại.
Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài đang áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Theo quy định tại Điều 76 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thì hành vi lắp ráp tại nước thứ ba được coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại:
- Giá hàng hóa xuất khẩu hàng hóa từ nước thứ ba vào Việt Nam thấp hơn giá thông thường đối với hàng hóa bị điều tra;
- Khối lượng hàng nhập khẩu chiếm phần lớn hàng hóa bán;
- Hàng hóa nhập vào gia tăng đáng kể từ ngày có quyết định điều tra;
- Nguyên vật liệu có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chiếm ít nhật 60% tổng giá trị nguyên vật liệu xuất khẩu vào Việt Nam.
Thay đổi về hình thức của hàng hóa
Các doanh nghiệp nước ngoài thay đổi không đáng kể về mặt hình thức của hàng hóa so với hàng hóa theo quy định tại Điều 78 Nghị định 10/2018/NĐ-CP. Sự khác biệt không đáng kể thể hiện ở việc hầu như không có sự khác biệt về đặc điểm, mục đích sử dụng, kênh phân phối và chi phí.
Thay đổi hình thức kinh doanh và kênh phân phối
Việc thay đổi hình thức kinh doanh và kênh phân phối theo quy định tại khoản 5 Điều 73 Nghị định 10/2018/NĐ-CP thể hiện việc doanh nghiệp hưởng lợi từ mức áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thấp hơn mức đang áp dụng.
Chỉ thực hiện việc lắp ráp hoàn thiện sản phẩm tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 74 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, hàng hóa được coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại khi thực hiện việc lắp ráp hoàn thiện tại Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây:
- Giá hàng hóa thấp hơn giá hàng hóa có nguyên vật liệu từ Việt Nam
- Mục đích nhập khẩu nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất hàng hóa
- Hoạt động sản xuất, lắp ráp gia tăng đáng kể khi có quyết định điều tra
- Nguyên vật liệu có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chiếm ít nhật 60% tổng giá trị nguyên vật liệu
Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
Hồ sơ yêu cầu điều tra
Hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp phòng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được thực hiện theo Điều 55 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, bao gồm:
- Đơn yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
- Các tài liệu liên quan khác mà bên yêu cầu điều tra cho là cần thiết đối với vụ việc
>> Xem thêm: Trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án
Nội dung đơn yêu cầu điều tra gồm những nội dung cơ bản nào?
Nội dung đơn yêu cầu điều tra gồm những nội dung cơ bản được quy định tại Điều 50 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, là căn cứ để cơ quan ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm:
Thông tin chung
Trong đơn yêu cầu điều tra tại phần A, sẽ bao gồm các thông tin sau đây:
- Thông tin về bên yêu cầu áp dụng biện pháp lẩn tránh phòng vệ thương mại. Các nội dung bao gồm: thông tin về các doanh nghiệp yêu cầu, thông tin về ngành nghề của doanh nghiệp
- Thông tin về hàng hóa bị yêu cầu điều tra. Bao gồm mô tả về hàng hóa trong nước và mô tả về hàng hóa bị yêu cầu điều tra
- Nước xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nước ngoài liên quan
- Thông tin về các nhà nhập khẩu ở Việt Nam
Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
Tại phần thứ hai của đơn yêu cầu điều tra, bên yêu cầu sẽ điền các thông tin về hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Tại mục này bên yêu cầu sẽ cần tập trung đưa ra các bằng chứng cụ thể để chứng minh có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của thương nhân nước ngoài.
Kết luận – Kiến nghị của đại diện ngành nghề tại Việt Nam
Trong mục này bên yêu cầu sẽ kết luận rõ ràng về việc có các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của thương nhân nước ngoài. Nêu về tình trạng thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại mà nhà sản xuất trong nước phải gánh chịu và mối quan hệ nhân quả giữa hai vấn đề này.
Đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra về hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ của thương nhân nước ngoài.
Vai trò của Luật sư doanh nghiệp khi thương nhân nước ngoài có dấu hiệu xâm hại quyền lợi
Lợi ích khi liên hệ luật sư
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề phòng vệ thương mại
- Tư vấn các hướng giải quyết vấn đề pháp lý phù hợp đối với từng trường hợp
- Soạn thảo các hồ sơ pháp lý theo yêu cầu của từng vụ việc
- Đại diện khách hàng liên hệ làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Đại diện khách hàng tham gia vào quá trình bàn bạc và tố tụng trong suốt quá trình của vụ việc
>> Xem thêm: Các xác định bao nhiêu phần trăm thương tật vụ án hình sự
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu nhận biết các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của thương nhân nước ngoài. Hồ sơ yêu cầu điều tra hành vi lẩn tránh áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và nội dung cơ bản của đơn yêu cầu điều tra. Lợi ích khi liên hệ với Luật sư doanh nghiệp để yêu cầu hỗ trợ. Bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.