Các loại báo cáo về lao động phải nộp là tài liệu mà người sử dụng lao động phải thực hiện định kỳ hoặc đột xuất theo quy định pháp luật, nhằm cung cấp thông tin về tình hình sử dụng lao động, an toàn lao động và các yếu tố liên quan. Việc nộp các loại báo cáo này không chỉ đảm bảo tuân thủ pháp luật mà còn giúp quản lý hiệu quả các hoạt động lao động trong doanh nghiệp. Bài viết này của Long Phan PMT sẽ cung cấp chi tiết về các loại báo cáo cần thực hiện.
Báo cáo về lao động là gì? Ý nghĩa của việc nộp báo cáo lao động
Báo cáo lao động là tập hợp các thông tin mà người sử dụng lao động phải cung cấp cho cơ quan nhà nước quản lý về lao động nhằm theo dõi, đánh giá và quản lý lao động tại doanh nghiệp.
Việc thực hiện báo cáo lao động định kỳ hoặc đột xuất nhằm:
- Quản lý và giám sát lao động.
- Phục vụ công tác thống kê và quản lý nhân sự.
- Đảm bảo quyền lợi cho người lao động thông qua việc giám sát và bảo vệ bởi các cơ quan chức năng.
>>> Xem thêm: Báo cáo tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Các loại báo cáo lao động doanh nghiệp cần thực hiện
Thông báo tình hình lao động
- Thời hạn nộp: trước ngày 5/12 hàng năm.
- Hình thức nộp: Thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc gửi bản giấy đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Cơ sở pháp lý: Quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động.
Báo cáo sử dụng lao động nước ngoài
- Thời hạn nộp: định kỳ trước ngày 5/7 (6 tháng đầu năm) và ngày 5/1 (hằng năm).
- Hình thức nộp: Thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc gửi bản giấy đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Cơ sở pháp lý: Quy định tại Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
- Mẫu Báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài.
Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động
- Thời hạn: Trước ngày 5/7 (6 tháng đầu năm) và ngày 10/1 (hằng năm).
- Gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động.
- Cơ sở pháp lý: Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
- Mẫu Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động.
Báo cáo y tế lao động
- Nộp trước ngày 5/7 (6 tháng đầu năm) và ngày 10/1 (hằng năm).
- Gửi đến Trung tâm Y tế (dự phòng) quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh.
- Quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT.
- Mẫu Báo cáo y tế lao động của cơ sở lao động.
Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Thời hạn: Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
- Gửi đến: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử).
- Cơ sở pháp lý: Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH
- Mẫu Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Báo cáo tham gia bảo hiểm thất nghiệp
- Thời hạn nộp: trước ngày 15/1 hằng năm.
- Nơi nộp: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Căn cứ tại Khoản 7 Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
- Mẫu Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.
Có bắt buộc phải nộp báo cáo lao động không? Hậu quả pháp lý khi không nộp đúng quy định?
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý lao động. Như vậy, trách nhiệm thực hiện các báo cáo về lao động là bắt buộc. Tùy vào từng loại báo cáo, người lao động có trách nhiệm theo dõi và thực hiện đúng theo định kỳ.
Việc không thực hiện báo cáo, báo cáo không đúng đủ doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt tùy thuộc vào hành vi vi phạm cụ thể.
>>> Xem thêm: Không báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động
Dịch vụ pháp lý của Long Phan PMT liên quan đến báo cáo về lao động
Đối với hoạt động thực hiện báo cáo về lao động định kỳ hoặc đột xuất, Luật sư lao động của Long Phan PMT thực hiện các dịch vụ sau đối với khách hàng:
- Hỗ trợ doanh nghiệp nắm rõ các quy định pháp luật về các loại báo cáo lao động, thời hạn nộp, và các mẫu biểu cần thiết.
- Soạn thảo báo cáo tình hình sử dụng lao động, báo cáo tai nạn lao động, báo cáo y tế lao động, và các loại báo cáo khác theo đúng quy định.
- Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý khi không nộp báo cáo đúng hạn hoặc không tuân thủ quy định.
- Tư vấn cách khắc phục và giảm thiểu hậu quả pháp lý do vi phạm.
- Đề xuất các giải pháp tối ưu hóa việc quản lý hồ sơ lao động và báo cáo định kỳ.
Trên đây là những tư vấn và biểu mẫu báo cáo về lao động mà Long Phan PMT cung cấp. Quý khách hàng cần tư vấn hoặc hỗ trợ soạn thảo, nộp các loại báo cáo về lao động theo quy định, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900636387. Đội ngũ luật sư và chuyên gia của Long Phan PMT cam kết mang đến giải pháp pháp lý nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.