Cách giải quyết khi bị sa thải, đuổi việc trái luật

Cách giải quyết khi bị sa thải, đuổi việc trái luật là vấn đề mà người lao động quan tâm khi bị công ty sa thải không đúng theo quy định của pháp luật. Việc lựa chọn cách giải quyết phù hợp không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích mà còn tiết kiệm chi phí, thời gian của người lao động. Bài viết dưới đây, chúng tôi thông tin đến quý các bạn các hướng giải quyết khi bị sa thải trái luật.

Cần làm gì khi bị sa thải trái luật

Cần làm gì khi bị sa thải trái luật

Thế nào là sa thải, đuổi việc trái luật?

Sa thái, đuổi việc trái luật là trường hợp người sử dụng lao động sa thải người lao động không đúng căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc không tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục cũng như nguyên tắc khi tiến hành sa thải người lao động

Quy định pháp luật về sa thải người lao động

Điều kiện áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, đuổi việc

Người sử dụng lao động chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, đuổi việc khi:

  • Trong những trường hợp do pháp luật quy định;
  • Khi còn thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải;
  • Phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục luật định.

Nếu vi phạm một trong các yếu tố này thì việc sa thải được xem là trái luật và người sử dụng lao động phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do việc sa thải, đuổi việc trái luật gây ra.

Các trường hợp sa thải, đuổi việc người lao động

Theo quy định tại Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao động khi có một trong các căn cứ sau đây: 

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
  • Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;\
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp trên thì người sử dụng lao động mới được pháp sa thải người lao động.

>>>Xem thêm: Có được quyền sa thải khi nhân viên gây thiệt hại tài sản không?

Các trường hợp không được sa thải người lao động

Căn cứ khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

  • Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1, 2 Điều 125 của Bộ luật này
  • Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trên đây là các trường hợp mà người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật sa thải người lại động.

Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải

Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải người lao động được quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau: 

Theo quy định hiện hành, thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, nếu vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh thì khoản thời hạn này là 12 tháng.

Khi trong thời hiệu xử lý kỷ luật nhưng người sử dụng lao động không thể thực hiện kỷ luật được vì các lý do:

  • Người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng;
  • Nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm

nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Người lao động bị sa thải trái luật, cần làm gì?

Khi bị sa thải trái luật, người lao động có thể thực hiện cách sau đây để đảm bảo quyền và lợi ích cảu mình:

Thứ nhất, khiếu nại

Căn cứ Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, khi có căn căn cứ người sử dụng lao động sa thải trái luật thì người lao động có quyền khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động 

Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Thứ hai, Hòa giải 

Theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 khi giải quyết tranh chấp về sa thải trái luật không bắt buộc phải hòa giải trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn phương thức hòa giải để giải quyết tranh chấp

Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động

Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật sa thải  theo quy định tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật Lao động 2019

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

Thứ tư, khởi kiện ra Tòa án 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, điểm a khoản 1 Điều 32 và Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 khi người sử dụng lao động cho rằng việc xử lý kỷ luật sa thải trái luật thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo quyền và lợi ích của mình

Thứ năm, Tố giác đến cơ quan công an

Căn cứ Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2015,  người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà sa thải trái pháp luật đối với người lao động gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định với mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Trên đây, là các cách giải quyết khi người sử dụng lao động sa thải trái luật. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể lựa chọn cách giải quyết tranh chấp phù hợp và hiệu quả nhất

Hướng dẫn khởi kiện người lao động khi sa tahi trai phap luật.

Khởi kiện người lao động khi sa thải trái luật

>>>Xem thêm: Bị kỷ luật sa thải trái luật thì được yêu cầu bồi thường những gì?

Tư vấn giải quyết tranh chấp xử lý kỷ luật sa thải trái luật

Luật Long Phan PMT cung cấp đến Quý khách hàng dịch vụ giải quyết tranh chấp xử lý kỷ luật sa thải trái luật như sau:
Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp xử lý kỷ luật sa thải trái luật

  • Phân tích những ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức giải quyết tranh chấp để khách hàng lựa chọn phương thức phù hợp nhất
  • Đưa ra các yêu cầu bồi thường, giải quyết hậu quả có lợi cho khách hàng
  • Hướng dẫn trình tự thủ tục khiếu nại, yêu cầu Hồi đồng trọng tài lao động, Tòa án giải quyết tranh chấp
  • Tham gia đàm phán hòa giải để giải quyết triệt để tranh chấp
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp
  • Soạn thảo đơn từ và các văn bản khác có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp
  • Đưa các luận cứ và tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng 
  • Tư vấn các văn đề khác có liên quan.
Tố cáo người sử dụng vì hành vi đuổi việc mà không có hợp đồng

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp kỷ luật sa thải

Hiện nay, trên thực tế việc sa thải trái luật diễn ra khá nhiều, nếu người lao động không biết cách xử lý như thế nào thì lợi ích sẽ bị xâm phạm. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và đưa ra phương thức giải quyết tranh chấp cụ thể và phù hợp nhất thì có thể liên với chúng tôi qua Hotline: 1900.63.63.87 để được luật sư lao động hướng dẫn

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Cách giải quyết khi bị sa thải, đuổi việc trái luật

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      cần phải căn cứ vào công ty nơi bạn làm việc có ký hợp đồng lao động với bạn hay không, tuy nhiên theo quy định của pháp luật, việc cho nhân viên thôi việc phải được lập thành văn bản và theo đúng trình tự quy định pháp luật sau:
      – Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
      – Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải;
      – Cuộc họp phải có sự tham gia của các thành phần nêu trên, nếu người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động được tiến hành cuộc họp vắng mặt họ;
      – Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, được ký bởi những người tham dự và người lập biên bản, nếu có người không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
      Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87