Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là được quy định trong Bộ luật Dân sự. Quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực của giao dịch và quyền lợi của các bên liên quan. Bài viết dưới đây của Chúng tôi sẽ phân tích các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu, thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu, hậu quả pháp lý và bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu
Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu

Giao dịch dân sự vô hiệu khi nào?

Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp luật. Theo Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu trong các trường hợp cụ thể:

  • Chủ thể không có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập (Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Mục đích và nội dung của giao dich vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội (Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Các trường hợp khác bao gồm giao dịch do người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự xác lập, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hàng vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện (Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Vô hiệu do bị lừa dối hoặc đe dọa (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Giao dịch cũng vô hiệu khi người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi (Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015).

>>>Xem thêm: Thủ tục tuyên vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu?

Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Thời hiệu này là 2 năm, tính từ ngày phát sinh các sự kiện cụ thể.

  • Đối với người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thời hiệu tính từ ngày người đại diện biết hoặc phải biết về giao dịch.
  • Với người bị nhầm lẫn hoặc lừa dối, thời hiệu bắt đầu từ ngày họ biết hoặc phải biết về việc nhầm lẫn, lừa dối.
  • Trong trường hợp bị đe dọa, cưỡng ép, thời hiệu tính từ ngày chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép.
  • Đối với người không nhận thức và làm chủ được hành vi, thời hiệu bắt đầu từ ngày họ xác lập giao dịch.
  • Với giao dịch không tuân thủ quy định về hình thức, thời hiệu tính từ ngày giao dịch được xác lập.

Hết thời hiệu 2 năm mà không có yêu cầu tuyên bố vô hiệu, giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, đối với giao dịch vô hiệu do giả tạo hoặc vi phạm đạo đức xã hội, điều cấm của luật, thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu không bị hạn chế.

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu, nó không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên liên quan. Hậu quả này có hiệu lực kể từ thời điểm giao dịch được xác lập ban đầu.

Các bên tham gia giao dịch có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu. Họ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật, các bên phải bồi hoàn bằng tiền tương đương giá trị. Tuy nhiên, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại những khoản này.

Bên có lỗi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường. Đối với các vấn đề liên quan đến quyền nhân thân, việc giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu sẽ tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các luật liên quan khác.

>>>Xem thêm: Hợp đồng mua bán đất bị Tòa tuyên vô hiệu xử lý như thế nào?

Quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Đối với tài sản không phải đăng ký đã chuyển giao cho người thứ ba ngay tình, giao dịch với người này vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật.

Với tài sản đã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sau đó được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình, giao dịch không bị vô hiệu nếu người này căn cứ vào việc đăng ký để xác lập, thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, nếu tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký, giao dịch với người thứ ba sẽ bị vô hiệu, trừ trường hợp nhận được tài sản thông qua đấu giá hoặc từ người được coi là chủ sở hữu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình nếu giao dịch không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 133. Tuy nhiên, họ có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường từ chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba.

Người thứ ba ngay tình khi giao dịch vô hiệu
Người thứ ba ngay tình khi giao dịch vô hiệu

Nội dung tư vấn luật dân sự của Long Phan PMT

Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự vô hiệu. Dịch vụ bao gồm:

  • Tư vấn các trường hợp giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu.
  • Tư vấn về thời hiệu yêu cầu tuyên bố vô hiệu.
  • Hướng dẫn các bước thực hiện yêu cầu tòa án.
  • Hỗ trợ khách hàng trong việc xác định và bảo vệ quyền lợi khi tham gia giao dịch dân sự.
  • Tư vấn về hậu quả pháp lý.
  • Tư vấn phương án bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình.
  • Rà soát soạn thảo và rà soát hợp đồng để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu lực của giao dịch dân sự.

Như vậy, bài viết này của Chúng tôi đã trình bày cụ thể những thắc mắc của khách hàng về thời hiệu yêu cầu tuyên vô hiệu giao dịch dân sự. Để được tư vấn chi tiết về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và các vấn đề pháp lý liên quan, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Long Phan PMT qua hotline 1900636387. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ Quý khách giải quyết mọi vướng mắc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong các giao dịch dân sự.

Scores: 4.9 (30 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8