Một số quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A hiện nay

Điều chỉnh hoạt động M&A được pháp luật quy định khá chặt chẽ và phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động mang tính rủi ro cao về mặt pháp lý. Do đó, việc nắm rõ các quy định pháp luật về M&A là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp một số quy định của pháp luật về điều chỉnh M&A hiện nay, mời quý khách hàng tham khảo.

 điều chỉnh hoạt động M&A
Pháp luật về M&A

M&A là gì?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ về doanh nghiệp sáp nhập. Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.

Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua. Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

Một số quy định của pháp luật về M&A

M&A theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2020 xem việc M&A của doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp. Luật này có các quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp về việc M&A như sau:

Tại Điều 17 về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp chỉ rõ, các tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, trừ trường hợp sau: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào DN để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Các đối tượng không được góp vốn vào DN theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Đối với công ty TNHH, Điều 51 (Mua lại phần vốn góp) và Điều 52 (Chuyển nhượng phần vốn góp) đã quy định cụ thể về một số vấn đề liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH.

Đối với công ty cổ phần, Điều 126 (Bán cổ phần) và Điều 127 (Chuyển nhượng cổ phần) đã chỉ rõ HĐQT quyết định thời điểm, phương thức, giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán, hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp đặc biệt. Điều 127 (Chuyển nhượng cổ phần) cũng chỉ rõ, cổ phần của doanh nghiệp được tự do chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK)…

Chương 9 cũng quy định: chia doanh nghiệp (Điều 198), tách doanh nghiệp (Điều 199), hợp nhất (Điều 200), thủ tục, hồ sơ, trình tự đăng ký DN nhận sáp nhập (Điều 201).

M&A doanh nghiệp theo quy định của Luật Đầu tư

Theo khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:

Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh. Việc kinh doanh có thể được thực hiện thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020:

Nhà đầu tư có quyền mua góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế nhưng phải đáp ứng các quy định, điều kiện theo pháp luật.

Quy định pháp luật về M&A

Quy định pháp luật về M&A

M&A doanh nghiệp theo quy định của Luật Cạnh tranh

Tại Điều 29 Luật Cạnh tranh 2019 quy định các hình thức tập trung kinh tế bao gồm:

  • Sáp nhập doanh nghiệp;
  • Hợp nhất doanh nghiệp;
  • Mua lại doanh nghiệp;
  • Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
  • Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó:

  • Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
  • Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
  • Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

M&A doanh nghiệp theo quy định của Luật Chứng khoán

Theo khoản 1 Điều 93 Luật Chứng khoán 2019 quy định:

Việc tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện.

M&A doanh nghiệp theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng

Theo khoản 1 Điều 153 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:

Tổ chức tín dụng được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

>>> Xem thêm: Thủ tục sáp nhập hai công ty lại với nhau

Lợi ích của M&A

M&A trên thế giới cũng như M&A tại Việt Nam đều được nhận định rằng, sẽ tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị doanh nghiệp sau M&A được nâng cao:

  • Nâng cao quy mô doanh nghiệp: Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…Quy mô doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.
  • Giảm chi phí nhân lực: Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, M&A sẽ là dịp để các doanh nghiệp sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.
  • Cải thiện nguồn lực tài chính: Một trong những lợi ích nổi bật nhất khi thực hiện công việc M&A đó là sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau M&A, doanh nghiệp sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.
  • Nâng cao trình độ công nghệ – kỹ thuật: Thông qua việc M&A, doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.

Tư vấn các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A

Dịch vụ luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng trong các lĩnh vực như sau:

Tư vấn pháp luật điều chỉnh M&A

Tư vấn pháp luật điều chỉnh M&A

>>>Xem thêm: Luật sư tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

Như vậy, quá trình mua lại và sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động vô cùng phổ biến hiện nay. Việc nắm rõ các quy định pháp luật về M&A giúp quá trình thực hiện một cách đảm bảo và hiệu quả. Nếu quý khách có thắc mắc về vấn đề trên hoặc có nhu cầu sử dụng Dịch vụ luật sư doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được hướng dẫn và hỗ trợ.

>> Có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87