Hướng dẫn thu thập chứng cứ khi công ty ép buộc nghỉ việc trước hạn hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc thu thập chứng cứ xảy ra khi nhân viên bị cấp trên chèn ép dẫn tới phải nghỉ việc. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho người lao động hướng dẫn kỹ năng thu thập chứng cứ để được hưởng các quyền lợi đúng đắn của mình.
Phương thức thu thập chứng cứ
Mục Lục
Các hành vi chèn ép người lao động
Thực trạng hiện nay khi các công ty muốn sa thải người lao động sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm gián tiếp chèn ép người lao động tự nộp đơn nghỉ việc, như:
- Thay đổi cơ cấu tiền lương
- Điều chuyển sang vị trí khác làm việc
- Không sắp xếp công việc
- Phân biệt đối xử về tiền lương, giờ làm việc cũng như các quyền và nghĩa vụ khác trong hệ thống lao động tại nơi làm việc.
Những biểu hiện trên đều là những biểu hiện có dấu hiệu cưỡng bức lao động quy định tại khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 mà người sử dụng lao động thường sử dụng nhằm ép buộc người lao động phải vào thế tự mình xin nghỉ việc.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Hành vi cho nghỉ việc trái luật
Căn cứ theo quy định của Điều 39, Bộ luật Lao động 2019 thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật Lao động 2019.
Đối chiếu theo quy định thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 36, Điều 37 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động 2019;
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 nếu không có có thỏa thuận khác;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật Lao động 2019 khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động;
- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật Lao động 2019;
- Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
- Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Do đó, nếu công ty cho nghỉ việc với lý do không thuộc các trường hợp nêu trên, tức là đang làm trái quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Hậu quả, người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Hướng xử lý để hưởng bồi thường
Để được hưởng bồi thường, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị giải quyết. Cụ thể:
- Tố cáo: Người lao động có thể tố cáo tới Thanh tra lao động về hành vi cưỡng bức lao động của người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 164 Bộ luật lao động 2019.
- Khiếu nại: Người lao động thực hiện thủ tục được quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động.
- Khởi kiện: giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi bị ép nghỉ việc tại Tòa án có thẩm quyền theo khoản 3 Điều 187 Bộ luật Lao động 2019.
>> Xem thêm: Hướng xử lý khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Chứng cứ chứng minh người lao động bị ép nghỉ việc
Để chứng minh mình bị ép nghỉ việc, người lao động cần có chứng cứ chẳng hạn như:
- Bằng chứng bao gồm hình ảnh và tin nhắn ghi rõ thời gian và địa điểm. Bằng chứng phải đúng sự thật, phù hợp và đáp ứng các tiêu chí để được coi là bị ép nghỉ việc.
- Biên bản họp, biên bản làm việc, biên bản sự việc… nhằm có căn cứ chứng minh công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Các tài liệu nội bộ của công ty.
- Các tài liệu khác liên quan đến vụ việc.
Ngoài ra, kèm theo các bằng chứng trên người lao động phải cung cấp bản hợp đồng lao động với các nội dung công việc và quyền lợi đã thỏa thuận với người sử dụng lao động để chứng minh quan hệ lao động giữa người lao động với doanh nghiệp.
Phương pháp thu thập chứng cứ khi bị chèn ép nghỉ việc
Người lao động khi thu thập các tài liệu làm chứng cứ yêu cầu bồi thường khi bị chèn ép nghỉ việc cần đảm bảo đủ các đặc tính cơ bản của chứng cứ là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp, có giá trị chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm. Chứng cứ không đáp ứng được 3 đặc trực trên sẽ không được sử dụng và xem xét làm căn cứ giải quyết tranh chấp.
Người lao động có thể thu thập chứng cứ bằng cách tự thu thập, đề nghị cơ quan, tổ chức đang nắm giữ cung cấp hoặc đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ khi đã dùng mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thu thập được chứng cứ.
Cơ sở pháp lý: Điều 93, khoản 2 Điều 108 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Luật sư hướng dẫn thu thập chứng cứ khi bị ép nghỉ việc trái luật
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm, tham gia bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các vụ việc tương tự dưới đây Long Phan PMT có các dịch vụ hướng dẫn thu thập chứng cứ sau đây:
- Tư vấn các chứng cứ cần thiết tùy vào từng trường hợp bị ép nghỉ việc trái pháp luật.
- Hỗ trợ, thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh hành vi chèn ép người lao động của người sử dụng lao động;
- Tư vấn, hướng dẫn khách hàng soạn thảo đơn đề nghị thu thập tài liệu chứng cứ;
- Tư vấn các biện pháp thu thập chứng cứ chứng minh doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.
Luật sư hướng dẫn thu thập chứng cứ
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn, hướng dẫn thu thập chứng cứ khi bị ép nghỉ việc trái pháp luật. Những hành vi cưỡng bức lao động nhằm ép người lao động để họ phải tự nghỉ việc là những hành vi trái pháp luật, nghiêm cấm trong quan hệ lao động. Nếu quý bạn đọc đang gặp phải vấn đề tương tự cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 1900.63.63.87 để được Luật sư lao động giúp đỡ nhanh chóng nhất.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.