Hướng xử lý khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Hướng xử lý khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật là vấn đề mà nhiều quan tâm. Nhiều người rơi vào trường hợp bị các DOANH NGHIỆP cho chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Nếu bạn cũng gặp tình huống như vậy thì sẽ giải quyết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luậtĐơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể là đúng pháp luật hoặc trái pháp luật dựa trên các quy định của pháp luật mà cụ thể là Bộ luật lao động 2019.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trường hợp người lao động hoặc người sử dụng lao động tự mình chấm dứt hiệu lực của hợp đồng lao động đã được hai bên thỏa thuận, giao kết. Tất cả các điều khoản trong hợp đồng không còn là căn cứ để các bên bắt buộc thực hiện.

Người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luậtNgười sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Trong đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 39, Bộ luật Lao động 2019 là  trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này

Trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cần đáp ứng hai yếu tố sau:

Thứ nhất, về lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng. Người sử dụng lao động chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi đáp ứng đủ một trong các căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019:

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

  • Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
  • Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
  • Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Thứ hai, về thời hạn thông báo trước. Tại khoản 2 Điều 36 Bộ Luật lao động 2019 quy định:

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
  • Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Vì vậy, nếu người sử lao động không đáp ứng được các yếu tố trên có nghĩa là đã đơn phương hợp đồng trái pháp luật.

Nghĩa vụ của công ty khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Người sử dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Công ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật phải nhận người lao động trở lạiCông ty chấm dứt hợp đồng trái pháp luật phải nhận người lao động trở lại

  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc:

Ngoài khoản tiền bồi thường là 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý:

Người lao động được nhận tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và trợ cấp thôi việc.

Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

  • Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc:

Người lao động được nhận tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Hướng xử lý khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Thông qua tổ chức Công đoàn

Bạn có thể làm đơn nhờ sự can thiệp của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này. Khi đó, tổ chức công đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để cùng với tổ chức đại diện của NSDLĐ (nếu có) để thương thảo, đối thoại, hợp tác với NSDLĐ hỗ trợ giải quyết vấn đề vì Công đoàn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Lao động 2019.

Khởi kiện người sử dụng lao động ra Tòa án có thẩm quyền

Nếu như sự tham gia của Công đoàn không có hiệu quả thì bạn có thể làm đơn khởi kiện NSDLĐ ra Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp hoạt động để Tòa án bảo vệ quyền lợi cho bạn theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp lao động

Trên đây là bài viết về hướng xử lý khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

Scores: 5 (68 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87