Trường hợp nào không phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng

Trường hợp không phải bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng là thắc mắc về quy định pháp luật khi bên bán hàng không đảm bảo chất lượng hàng hóa nhưng không bồi thường thiệt hại cho người mua. Bài viết trên của Luật Long Phan sẽ giải đáp về vấn đề trên, mời Quý độc giả tham khảo.

Người tiêu dùng không được bồi thườngNgười tiêu dùng không được bồi thường

Quy định bồi thường về chất lượng hàng hóa

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Việc bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất lượng dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Thiệt hại do vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
  • Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại được quy định tại Điều 60 của Luật Chất lượng hàng hóa 2007, trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 59 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.

Các thiệt hại phải bồi thường do hàng hóa bị lỗi

Khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường các thiệt hại dưới đây:

  • Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại.
  • Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người.
  • Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Cơ sở pháp lý: Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.

Khi nào người tiêu dùng không được bồi thường thiệt hại?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải trường hợp hàng hóa không đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng cũng được bồi thường thiệt hại. Cụ thể:

Thứ nhất, người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:

  • Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
  • Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
  • Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  • Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  • Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;
  • Thiệt hại phát sinh do lỗi của người tiêu dùng.

Thứ hai, người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
  • Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
  • Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người tiêu dùng nhưng người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;
  • Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  • Thiệt hại phát sinh do lỗi của người tiêu dùng.

Cơ sở pháp lý: Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.

>>> Xem thêm: Các trường hợp gây thiệt hại mà không phải bồi thường

Thiệt hại không được bồi thườngThit hại không được bồi thường

Thủ tục yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Hồ sơ cần chuẩn bị

Để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Quý độc giả cần chuẩn bị hồ sơ dưới đây:

Thứ nhất, đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đơn yêu cầu trên phải có những nội dung dưới đây:

  • Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm;
  • Thông tin về tổ chức xã hội hoặc người tiêu dùng yêu cầu;
  • Nội dung vụ việc;
  • Yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ hai, tài liệu, chứng cứ chứng minh đối với hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức kinh doanh vi phạm quy định về chất lượng hàng hóa.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 20 Nghị định 99/2011/NĐ-CP.

Thẩm quyền giải quyết

Theo Điều 34 Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm các cơ quan sau:

  • Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương. Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại địa phương là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương. Sở Công Thương là cơ quan giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đơn vị giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn huyện mình. Theo đó, ở một số địa phương thì đơn vị giúp Ủy ban Nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể là: Đội quản lý thị trường,

Trình tự, thủ tục giải quyết

Bước 1: Quý độc giả gửi hồ sơ yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Bước hai: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận và giải quyết yêu cầu.

Bước ba: Cơ quan có thẩm quyền trả lời yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Bước bốn: Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ sở pháp lý: Điều 21, 22, 23 Nghị định 99/2011/NĐ-CP

Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa

  • Tư vấn các quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị lỗi;
  • Tư vấn phương án giải quyết khi hàng hóa bị lỗi gây thiệt hại;
  • Hỗ trợ phương án giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại;
  • Thay mặt khách hàng liên hệ với cơ quan nhà nước để bảo vệ quyền lợi;
  • Tham gia thương lượng, tham dự phiên hòa giải, phiên tòa giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại.

Luật sư khởi kiện bồi thường thiệt hạiLuật sư khởi kiện bồi thường thiệt hại

Tóm lại, không phải tất cả các trường hợp đều được bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, điều quan trọng là người tiêu dùng nên luôn nắm vững quyền lợi của mình và tìm hiểu kỹ về các quy định pháp luật liên quan để bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần sử dụng dịch vụ Luật sư khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, Quý độc giả hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được luật sư hỗ trợ.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.6 (37 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8