Hàng hóa bị lỗi, chủ cửa hàng hay nhà sản xuất phải bồi thường?

Hàng hóa bị lỗi, chủ cửa hàng hay nhà sản xuất phải bồi thường là câu hỏi của người tiêu dùng khi mua phải hàng hóa kém chất lượng. Qua đó, thắc mắc về chủ thểtrách nhiệm bồi thường thiệt hạithủ tục giải quyết. Bài viết trên của Luật Long Phan sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề trên, mời Quý độc giả tham khảo.

Trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa bị lỗiTrách nhiệm bồi thường khi hàng hóa bị lỗi

Quy định bồi thường về chất lượng hàng hóa

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Việc bồi thường thiệt hại về chất lượng hàng hóa được dựa vào nguyên tắc sau:

  • Thiệt hại do vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
  • Thiệt hại được bồi thường là thiệt hại được quy định tại Điều 60 của Luật Chất lượng hàng hóa 2007, trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 59 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.

Các thiệt hại phải bồi thường do hàng hóa bị lỗi

Khi hàng hóa bị lỗi, người tiêu dùng được bồi thường đối với các thiệt hại sau:

  • Thiệt hại về giá trị hàng hóa bị lỗi.
  • Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người.
  • Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Cơ sở pháp lý: Điều 60 Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.

Các trường hợp người tiêu dùng không được bồi thường thiệt hại

Thứ nhất, người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:

  • Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
  • Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
  • Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  • Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  • Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;
  • Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Thứ hai, người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
  • Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
  • Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;
  • Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
  • Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, người mua, người tiêu dùng sẽ không được bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị lỗi.

Cơ sở pháp lý: Điều 62 Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.

Trường hợp không được bồi thường thiệt hạiTrường hợp không được bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường khi hàng hóa bị lỗi thuộc về ai?

Khi hàng hóa bị lỗi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về các chủ thể sau:

Thứ nhất, người sản xuất, người nhập khẩu:

Khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa, người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc trọng tài.

Thứ hai, người bán hàng:

Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc trọng tài.

Căn cứ tại khoản 6 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về quyền của người tiêu dùng như sau: Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

Đồng thời tại Điều 608 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng như sau: Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường.

>>>Xem thêm: Yêu cầu bồi thường khi hàng hóa không như quảng cáo

Thủ tục khởi kiện bồi thường thiệt hại khi hàng hóa bị lỗi

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ cần chuẩn bị để khởi kiện tranh chấp bồi thường tại Tòa án bao gồm:

Thứ nhất, đơn khởi kiện.

Đơn khởi kiện phải có nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Ngoài ra, Quý độc giả cũng có thể tải mẫu đơn khởi kiện tại Mẫu số 23-DS của đính kèm Nghị quyết 01/2017/ NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Thứ hai, tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thẩm quyền giải quyết

Tranh chấp hợp đồng cho mượn tài sản là tranh chấp dân sự, theo khoản 6 Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì khi có tranh chấp dân sự xảy ra, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

  • Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
  • Đối với tranh chấp mà có đương sự theo khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì do Tòa án Nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

Trình tự, thủ tục giải quyết

Trình tự giải quyết tranh chấp bồi thường khi làm hư hỏng sẽ được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Bước 2: Tòa án xem xét và thụ lý Đơn khởi kiện
  • Bước 3: Người khởi kiện tiến hành nộp tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tạm ứng án phí
  • Bước 4: Tòa án tiến hành giai đoạn chuẩn bị xét xử (họp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải,…)
  • Bước 5: Khi tòa án đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và có bản án, nếu các bên không đồng ý với bản án thì có quyền nộp đơn kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 190, Điều 191, Điều 195, Điều 203, Điều 220, Điều 271 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại khi mua hàng lỗi

  • Tư vấn các quy định pháp luật về việc bồi thường thiệt hại khi mua phải hàng hóa bị lỗi
  • Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu do khách hàng cung cấp.
  • Thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Giải đáp các thắc mắc pháp lý cho khách hàng,
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của khách hàng.
  • Thay mặt khách hàng tham gia các buổi làm việc để bảo vệ quyền lợi.

Luật sư tư vấn về mức bồi thường thiệt hạiLuật sư tư vấn về mức bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp hàng hóa bị lỗi, việc xác định ai chịu trách nhiệm và phải bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra lỗi và quy định pháp luật hiện hành. Chính vì vậy, Quý độc giả cần làm rõ chủ thể nào có lỗi dẫn đến xảy ra thiệt hại và cần tìm hiểu quy định pháp luật liên quan đến vấn đề trên. Nếu còn thắc mắc hoặc cần sử dụng dịch vụ Luật sư khởi kiện bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, Quý độc giả có thể liên hệ với Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ sớm nhất.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87