Một tài sản đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ được không ?

Một tài sản đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ được không? Đây là một vấn đề về nghĩa vụ bảo đảm được nhiều người quan tâm. Việc dùng tài sản bảo đảm để cầm cố hay thế chấp,… là một trong những biện pháp bảo đảm thường được sử dụng nhằm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là một tài sản đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ được không? Bài viết này sẽ cung cấp những vấn đề pháp lý về biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

Tài sản bảo đảm là gì ?

Tài sản bảo đảm là gì ?

Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật

Tài sản bảo đảm có thể được hiểu là tài sản được bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thông qua các biện pháp bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, ký cược, ký quỹ, đặt cọc…

Tài sản bảo đảm phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, được phép giao dịch và không có tranh chấp, tài sản bảo đảm cũng có thể là quyền sử dụng đất. Tài sản bảo đảm cũng có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba hoặc quyền sử dụng đất của người thứ ba nếu bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người thứ ba có thoả thuận.

Theo Điều 295 Bộ luật dân sự 2015, tài sản bảo đảm phải đảm bảo những điều kiện sau đây:

  • Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
  • Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
  • Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
  • Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

  • Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
  • Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
  • Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
  • Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

>>> Xem thêm: Quy định thế chấp tài sản doanh nghiệp tư nhân

Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm theo quy định của pháp luật

Theo Điều 293 Bộ luật Dân sự 2015 quy định phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm như sau:

  • Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
  • Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
  • Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Phạm vi bảo đảm của các nghĩa vụ không vượt quá phạm vi của nghĩa vụ được bảo đảm (tức là nghĩa vụ chính), đây có thể coi là một nguyên tắc trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận phạm vi bảo đảm nhưng thỏa thuận này chỉ trong giới hạn là toàn bộ nghĩa vụ mà thôi. Sự thỏa thuận bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vượt quá phạm vi nghĩa vụ chính là vi phạm pháp luật dân sự, sự thỏa thuận này sẽ không được pháp luật công nhận và không được bảo đảm bằng cưỡng chế Nhà nước.

Ý nghĩa của việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

  • Đối với bên nhận bảo đảm

Việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giúp cho việc thực hiện hợp đồng , bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đẩy đủ hoặc không còn khả năng thực hiện các nghĩa vụ mà họ đã cam kết, thì người có quyền có thể áp dụng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình.

  • Đối với bên bảo đảm

Đối với việc dùng tài sản để bảo đảm, bên bảo đảm vừa đạt được mục đích dùng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, vừa duy trì được hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình. Điều này có nghĩa, bên bảo đảm vẫn giữ tài sản bảo đảm và tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản nhằm phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh của mình.

Chính nguồn lợi thu được từ việc khai thác tài sản bảo đảm sẽ giúp bên nhận bảo đảm từng bước thu hồi vốn, tái đầu tư và thanh toán được nợ cho bên nhận bảo đảm.

Do vậy, nếu phải giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm hoặc người thứ ba giữ, thì mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của bên bảo đảm bị ngưng trệ. Điều này đi ngược lại với mục đích của giao dịch bảo đảm hiện đại, đó là vừa giúp các giao dịch được an toàn, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Có thể dùng một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ được không ?

Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ

Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ

Theo Điều 296 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về một tài sản có thể bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ như sau:

  • Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
  • Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.

Như vậy, nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các khoản nợ phải trả thì thì có thể sử dụng tài sản đó để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời, có trách nhiệm báo với cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Luật sư tư vấn về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản

Luật sư tư vấn về biện pháp bảo đảm trong Luật Dân sự

Luật sư tư vấn về biện pháp bảo đảm trong Luật Dân sự

  • Tư vấn khách hàng những vấn đề liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản
  • Soạn thảo, rà soát các nội dung trong hợp đồng về nghĩa vụ bảo đảm
  • Đại diện khách hàng tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng dân sự
  • Tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Những công việc pháp lý liên quan khác.

Thông qua bài viết trên của chúng tôi hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề Một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ được không ? Nếu cần tìm hiểu thêm về bài viết hoặc cần tư vấn những quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng dân sự , xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (39 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8