Tổ chức sử dụng khác gì lôi kéo người khác sử dụng ma túy là sự so sánh khi một bên là tổ chức sử dụng còn bên kia là việc phạm tội lôi kéo người khác nhằm rủ rê, dụ dỗ người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Đối tượng lôi kéo có thể là một cá nhân hay một nhóm có tổ chức dùng nhiều biện pháp để kích thích người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp những nội dung về ma tuý và sự khác biệt đối với hai tội phạm trên
Lôi kéo người khác sử dụng ma tuý
Mục Lục
- 1 Quy định về tội tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma túy
- 2 Dấu hiệu pháp lý tội tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma túy
- 2.1 Khách thể của tội phạm
- 2.2 Mặt khách quan
- 2.3 Mặt chủ quan
- 2.4 Chủ thể
- 3 Mức phạt về tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma túy
- 4 So sánh với tội tổ chức sử dụng và tội lôi kéo người khác sử dụng ma tuý
- 4.1 Sự giống nhau
- 4.2 Sự khác nhau
- 5 Luật sư tư vấn về tội tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma túy
Quy định về tội tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma túy
Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Cơ sở pháp lý: Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Dấu hiệu pháp lý tội tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma túy
Khách thể của tội phạm
Các hành vi phạm tội nêu ở trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Khách thể của tội phạm là chế độ quản lý của Nhà nước về việc sử dụng chất ma tuý vào các mục đích chữa bệnh và vì vậy, quan hệ xã hội bị xâm phạm còn bao gồm cả tính mạng, sức khoẻ, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là chế độ quản lý về việc sử dụng chất ma tuý.
Mặt khách quan
Hành vi phạm tội lôi kéo người khác sử dụng ma túy:
- Có hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy (thường là đối tượng tuổi còn trẻ hoặc là người chưa thành niên) để họ tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy
- Có hành vi dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy (như sử dụng thử cho họ thấy, cung cấp thông tin để họ biết…)
Hậu quả của hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý là những thiệt hại cho xã hội, trong đó trực tiếp gây ra những thiệt hại về trật tự an toàn xã hội, tính mạng, sức khoẻ của chính người sử dụng trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, hậu quả của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: Hậu quả thiệt hại phải do nguyên nhân từ các hành vi vi phạm quy định về lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, không phải do các nguyên nhân khác.
>>>Xem thêm: Mua ma túy về sử dụng thì có bị đi tù không?
Lưu ý: người có hành vi dụ dỗ, khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy với mình thì thuộc trường hợp rủ rê, lôi kéo theo quy định tại Điều 258 của Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, đối với trường hợp các con nghiện cùng nhau góp tiền, cùng nhau sử dụng ma túy thì không xác định là rủ rê, lôi kéo người khác sử dụng ma túy theo quy định tại Điều 258 của Bộ luật Hình sự.
Cơ sở pháp lý: Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/06/2020 “V/v thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử”, Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Cấu thành vi phạm về tội lôi kéo người khác sử dụng ma tuý
Mặt chủ quan
Hình thức lỗi là cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Người phạm tội sử dụng thủ đoạn nhằm lôi kéo, rủ rê người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy
Cơ sở pháp lý: Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Chủ thể
Chủ thể của tội lôi kéo người khác sử dụng ma túy là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm
Cơ sở pháp lý: Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Mức phạt về tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma túy
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
- Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với người đang cai nghiện;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
- Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
- Đối với người dưới 13 tuổi.
Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: gây chết 02 người trở lên
>>>Xem thêm: Mua bán ma túy bao nhiêu thì bị án tử hình?
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Cơ sở pháp lý: Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Mức phạt cho hành vi lôi kéo người khác sử dụng ma tuý
So sánh với tội tổ chức sử dụng và tội lôi kéo người khác sử dụng ma tuý
Sự giống nhau
- Khách thể của hai tội phạm này là chế độ quản lý của Nhà nước về việc sử dụng chất ma tuý vào các mục đích chữa bệnh và vì vậy, quan hệ xã hội bị xâm phạm còn bao gồm cả tính mạng, sức khoẻ, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là chế độ quản lý về việc sử dụng chất ma tuý.
- Chủ thể của hai tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan: Được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm, thấy trước hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ quan của cấu thành tội phạm.
Sự khác nhau
Mặt khách quan của Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
- Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác.
- Thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý, cũng như tìm địa điểm để làm nơi đưa trái phép chất
- Cung cấp trái phép chất ma tuý (trừ hành vi bán trái phép chất ma tuý) cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma tuý.
- Chuẩn bị chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác- Tìm người sử dụng chất ma tuý cho người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể của người họ
- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào ( mua, xin, tàng trữ, sản xuất…), nhằm dùng chúng để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể
Mặt khách quan của Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Hành vi phạm tội lôi kéo người khác sử dụng ma túy:
- Có hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy (thường là đối tượng tuổi còn trẻ hoặc là người chưa thành niên) để họ tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy
- Có hành vi dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy (như sử dụng thử cho họ thấy, cung cấp thông tin để họ biết…)
Hình phạt của Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
1. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
2. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
- Đối với người đang cai nghiện;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
- Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
- Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
- Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
- Làm chết 02 người trở lên.
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
CSPL: Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Hình phạt của Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
2. Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
- Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
- Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với người đang cai nghiện;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
- Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
- Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
- Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: gây chết 02 người trở lên
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
CSPL: Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
>>>Xem thêm: Đưa ma túy cho người khác sử dụng bị xử lý như thế nào?
Cơ sở pháp lý: Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/06/2020 “V/v thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử”; Điều 255, Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Luật sư tư vấn về tội tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma túy
- Tư vấn cho bị can về pháp luật hình sự;
- Tư vấn các mức phạt mà người tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma tuý
- Tư vấn hướng giải quyết tốt nhất cho bị can về tội tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma tuý
- Tư vấn về việc tiến hành soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng với các quy định từ các văn bản liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại;
- Tư vấn, tham gia bào chữa cho người phạm tội tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma tuý;
- Tư vấn về việc sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra công an tại viện kiểm sát, tòa án nhân dân để nghiên cứu phương án bảo vệ bị can tổ chức lôi kéo người khác sử dụng ma tuý;
- Tư vấn làm đơn yêu cầu phản tố tới tòa án nhân dân để bảo vệ tốt nhất cho bị can.
Tổ chức sử dụng ma túy so với lôi kéo người khác sử dụng ma túy thì hai tội danh trên nhằm thu hút người khác phạm tội bằng việc sử dụng ma tuý. Việc sử dụng trái phép chất cấm này sẽ bị khởi tố hình sự nếu có đơn tố cáo hoặc lực lượng công an nhân dân sẽ phải điều tra về tội phạm ấy nhằm đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội
Để Quý bạn đọc có thêm hiểu biết về việc khởi tố tội phạm có liên quan đến sử dụng ma tuý, xin hãy liên lạc qua LUẬT SƯ TƯ VẤN qua HOTLINE 1900636387 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.