Có được phép bắt giữ người vào ban đêm không?

Có được phép bắt giữ người vào ban đêm không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Bắt giữ người là một biện pháp ngăn chặn, theo quy định của pháp luật hình sự. Việc tiến hành bắt giữ người hầu hết không được phép tiến hành vào ban đêm, trừ một số trường hợp bắt giữ người phạm tội quả tang và bắt giữ người đang bị truy nã. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin pháp lý có liên quan.

Bắt giữ người trong quy định pháp luật

Bắt giữ người trong quy định pháp luật

Quy định pháp luật về bắt giữ người

Bắt giữ là một biện pháp ngăn chặn được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc bắt giữ người được thực hiện trong các trường hợp sau bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Biện pháp này nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Khi nào được tiến hành bắt giữ người

Dựa trên quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, có 05 trường hợp được tiến hành bắt giữ người.

Thứ nhất, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, chỉ khi thuộc 01 trong các trường hợp tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì được giữ người:

  • Có đủ căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  • Người cùng thực hiện tội phạm, bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt thấy và xác nhận đúng người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn việc người đó trốn.
  • Có dấu vết của tội phạm ở người, tại chỗ ở, nơi làm việc, trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Thứ hai, bắt người phạm tội quả tang, khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cho phép bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan chức năng gần nhất đối với:

  • Người đang thực hiện tội phạm.
  • Ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

Thứ ba, bắt người đang bị truy nã, đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. (quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Thứ tư, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

  • Khi tiến hành bắt người tại nơi cư trú phải có đại diện chính quyền địa phương và người khác chứng kiến.
  • Khi tiến hành bắt người tại nơi làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức chứng kiến.
  • Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi tiến hành bắt người.

Thứ năm, bắt người bị yêu cầu dẫn độ, đối với người bị xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc bị dẫn độ chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn khi có đủ các điều kiện tại khoản 2 Điều 502 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

  • Tòa án đã có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc quyết định dẫn độ đã có hiệu lực.
  • Có căn cứ cho rằng người bị yêu cầu bỏ trốn hoặc gây cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ.

>>> Xem thêm: Trường hợp nào được phép bắt người

Điều kiện tiến hành bắt giữ người

Điều kiện tiến hành bắt giữ người

Cơ quan công an bắt người vào ban đêm có được không

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, không được phép bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Pháp luật cũng không có nhiều lý giải cho việc tại sao không được phép bắt người vào buổi tối. Nhưng có thể thấy, có nhiều nguyên nhân và yếu tố khách quan để giải thích cho điều này.

Các trường hợp khi tiến hành bắt giữ người phạm tội như trình bày ở phía trên đều phải thực hiện khi có đầy đủ chứng cứ và phải có sự chứng kiến của cơ quan chức năng hay người xung quanh.

Do đó, việc bắt giữ người vào ban đêm không thể đảm bảo được tính minh bạch và công khai trước dân chúng.

Hơn hết, vào buổi đêm là thời gian mọi người dân đều nghỉ ngơi, cho nên việc bắt giữ người lúc này sẽ gây xáo trộn, gây mất trật tự công cộng và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Trường hợp nào cơ quan công an được bắt người vào ban đêm

Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, chỉ được phép bắt người vào ban đêm trong 02 trường hợp là phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã.

So với các trường hợp còn lại, các trường hợp khi bắt người phạm tội quả tang hay bắt người đang bị truy nã đòi hỏi phải thực hiện nhanh chóng, chính xác để tránh tội phạm thực hiện trốn thoát và phi tang các chứng cứ.

Đặc biệt với bắt người phạm tội quả tang thì thời điểm thực hiện hành vi tội phạm chính là minh chứng quan trọng, nên không thể chờ đợi một thời gian khác để thực hiện biện pháp ngăn chặn.

Còn đối với trường hợp tội phạm đang bị truy nã, đây là những tội phạm nguy hiểm cho xã hội và hành vi vô cùng phức tạp, nên khi có đầy đủ chứng cứ tội phạm thì việc bắt giữ người đang bị truy nã được thực hiện ngay lập tức.

Bắt giữ người vào ban đêm

Bắt giữ người vào ban đêm

Luật sư giải quyết khi bị bắt giữ vào ban đêm

  • Tư vấn giải đáp thắc mắc các vấn đề về việc bắt giữ người.
  • Hướng dẫn soạn thảo các văn bản, đơn từ giúp khách hàng khi bị bắt giữ trái phép.
  • Hướng dẫn các thủ tục hỗ trợ khách hàng nhanh chóng được trả tự do.
  • Tư vấn khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ của khách hàng.
  • Xử lý các tình huống phát sinh, hạn chế rủi ro trong quá trình giải quyết vụ việc.
  • Trực tiếp tham gia tranh tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Luật sư đại diện giải quyết với cơ quan chức năng.

Bắt giữ người là biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Việc bắt giữ người khác không được thực hiện vào ban đêm, tuy nhiên trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hay bắt người đang bị truy nã. Nếu như quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc hay mong muốn TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên hoặc cần tìm dịch vụ luật sư để xử lý các vấn đề liên quan thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87