Phân biệt lạm quyền khi thi hành công vụ và lạm dụng chức vụ quyền hạn

Lạm quyền khi thi hành công vụlạm dụng chức vụ quyền hạn là các hành vi vi phạm pháp luật. Người thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn và lạm quyền khi thi hành công vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào mức độ gây thiệt hại của hành vi mà người phạm tội sẽ phải gánh chịu những mức phạt khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể hơn về phân biệt lạm quyền khi thi hành công vụ và lạm dụng chức vụ quyền hạn để các bạn hiểu rõ hơn về tội này.

Các tội phạm về chức vụ
Các tội phạm về chức vụ

>>> Xem thêm: Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ xử lý như thế nào? 

Khái niệm tội lạm quyền khi thi hành công vụ và lạm dụng chức vụ quyền hạn

Về tội lạm quyền khi thi hành công vụ:

  • Lạm quyền trong khi thi hành công vụ được xem là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức. Hành vi này đã không ít lần bị lên án và gây bức xúc dư luận.
  • Hiện nay, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và các văn bản luật khác không giải thích cụ thể về “lạm quyền trong khi thi hành công vụ”. Tuy nhiên, có thể hiểu, lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì lợi ích của mình hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ, gây nên thiệt hại cho lợi ích của xã hội, của nhà nước và những lợi ích hợp pháp khác của công dân.
  • Trong đó, người thi hành công vụ gồm cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

Về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn:

  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi vượt quá quyền hạn của mình, làm trái công vụ để chiếm đoạt tài sản của người khác. Khác với một số tội quy định về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, Điều 355 Bộ luật Hình sự lại quy định hành vi ở đây là “lạm dụng”. Lợi dụng và lạm dụng là hai thuật ngữ khác nhau, tuy nhiên chúng thường được hiểu là một.

Phân biệt sự khác nhau và giống nhau của 02 tội danh

Điểm giống nhau

Về khách thể

Khách thể của hai tội phạm đều là quan hệ xã hội bảo đảm cho sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (trong hoạt động công vụ); lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo quy định của BLHS năm 2015 thì hai tội phạm này đều được thực hiện “trong khi thi hành công vụ”, do đó hai tội này không xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước (lĩnh vực tư).

Mặt khách quan

Về hành vi: Cả 02 tội đều có dấu hiệu “làm trái công vụ”

Về dấu hiệu hậu quả: cả 02 tội đều xác định hậu quả dưới dạng:

  • Thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên; hoặc
  • Thiệt hại khác đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Hai tội này đều có cấu thành vật chất, tội phạm chỉ hoàn thành khi có hậu quả xảy ra

Về chủ thể

Chủ thể của hai tội phạm này đều là người từ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.

Người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hay nói cách khác, người phạm tội của hai tội này đều là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội trong khi thi hành công vụ, bao gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Mặt chủ quan

Về mặt chủ quan, hai tội đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình vượt quá phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao, trái công vụ, biết được hành vi đó sẽ gây thiệt hại về tài sản hoặc lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhưng vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà có ý thức mong muốn hậu quả xảy ra.

Ngoài ra, động cơ của cả hai tội đều là dấu hiệu bắt buộc, đó là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Trong đó, động cơ vụ lợi là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. Động cơ cá nhân khác có thể là củng cố địa vị, uy tín hoặc quyền lực cá nhân của người phạm tội.

Xét xử vụ án hình sự
Xét xử vụ án hình sự

Điểm khác nhau

Về hành vi khách quan

Hành vi khách quan của Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái công vụ. Tức là, người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình được giao như một “phương tiện” để phạm tội. Người phạm tội không cần sử dụng thêm bất cứ hành vi, thủ đoạn nào khác trong khi thi hành công vụ vì về bản chất họ đã được giao thực hiện các công việc đó nhưng hành vi của họ lại trái công vụ.

Trong khi đó, hành vi khách quan của Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi vượt quá phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao, từ đó dẫn đến làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều đó có nghĩa là người có chức vụ, quyền hạn đã tự ý làm những việc thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn hoặc của người khác. Hành vi tự ý làm những việc không thuộc thẩm quyền của mình được giao chính là làm trái công vụ. Nói cách khác, đây là những hành vi thuộc dạng biểu hiện thứ hai của làm trái công vụ.

Về mức độ sử dụng nhiệm vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ

Đối với Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, khi thực hiện hành vi phạm tội người này không vi phạm quy định về thẩm quyền. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết công việc, họ đã vi phạm các quy định, quy chế được giao cụ thể đối với công việc đó.

Ngoài ra, cũng cần phải phân biệt hành vi của hai tội phạm trên với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ được giao.

Mặt khác, đối với cả hai tội phạm trên, người phạm tội mặc dù có động cơ vụ lợi nhưng không có hành vi (mục đích) chiếm đoạt tài sản. Để thỏa mãn động cơ vụ lợi, người phạm tội thực hiện các hành vi trái công vụ để trục lợi về bản thân mình chứ không phải để chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt với Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết tăng nặng định khung “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”

Tư vấn tội lạm quyền khi thi hành công vụ và lạm dụng chức vụ quyền hạn.

  • Xác định tội danh, quyền lợi và trách nhiệm, hình phạt và các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo khi phạm tội lạm quyền khi thi hành công vụ và lạm dụng chức vụ quyền hạn.
  • Hỗ trợ soạn thảo các văn bản liên quan trong quá trình điều tra, xét xử;
  • Xem xét và đánh giá chứng cứ, mức độ của hành vi phạm tội hoặc mức độ tăng hoặc giảm nhẹ hình phạt;
  • Tư vấn quy định của pháp luật về thời hiệu truy cứu, miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội lạm quyền khi thi hành công vụ và lạm dụng chức vụ quyền hạn.
  • Luật sư tư vấn các nội dung liên quan khác;
Luật sư bào chữa
Luật sư bào chữa

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về tội lạm quyền khi thi hành công vụ và lạm dụng chức vụ quyền hạn cũng như hình thức xử lý hành vi này theo quy định của pháp luật. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi mạo danh người khác có thể cấu thành những loại tội khác nhau. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tư vấn luật hình sự hoặc Quý khách có thể liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87