Cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa là vấn đề pháp lý cấp thiết cho nhiều người lao động Việt Nam hiện nay. Khi người lao động đã đặt cọc nhưng không thể tiếp tục quá trình xuất khẩu lao động vì nhiều lý do khác nhau. Bài viết phân tích các phương thức khác nhau để người lao động có thể bảo vệ quyền lợi tài chính của mình theo quy định pháp luật hiện hành.

Thương lượng với bên nhận cọc làm hồ sơ xuất khẩu lao động
Thương lượng trực tiếp với công ty xuất khẩu lao động là phương án đầu tiên người lao động nên cân nhắc. Quý khách có thể trực tiếp thương lượng hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia buổi thương lượng với bên xuất khẩu lao động. Sau khi thương lượng thành công, bên đặt cọc nên lập biên bản thỏa thuận hoặc giấy tờ xác nhận hoàn cọc để tránh các tranh chấp phát sinh (nếu có).
Bên cạnh đó, khi tiến hành thương lượng, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan đến khoản tiền đặt cọc. Các tài liệu này bao gồm hợp đồng đặt cọc, biên lai nộp tiền, và các văn bản khác liên quan đến việc đặt cọc để đi xuất khẩu lao động. Như vậy, người lao động nên cân nhắc thương lượng trước với bên xuất khẩu lao động trước khi đến với phương án khởi kiện đòi lại tiền đặt cọc bởi lẽ phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và duy trì mối quan hệ giữa các bên.
Khởi kiện tranh chấp đặt cọc xuất khẩu lao động tại Tòa án
Khi thương lượng không đạt kết quả, người lao động có thể sử dụng biện pháp khởi kiện tại Tòa án nơi bên nhận cọc cư trú hoặc các bên đã lựa chọn trong hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để yêu cầu hoàn trả tiền cọc. Đây là cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa thông qua biện pháp pháp lý chính thức, có tính cưỡng chế cao và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, quá trình tố tụng tại Tòa án đòi hỏi thời gian, chi phí và thủ tục phức tạp như sau:
Đơn khởi kiện và hồ sơ đính kèm
Đơn khởi kiện là văn bản quan trọng đầu tiên người lao động cần chuẩn bị khi muốn khởi kiện tại Tòa án. Đơn khởi kiện phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Quý khách có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017-NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Ngoài việc chuẩn bị đơn khởi kiện, Quý khách cần chuẩn bị các hồ sơ cần thiết để chứng minh mối quan hệ pháp lý giữa các bên và yêu cầu của người khởi kiện như hợp đồng đặt cọc, biên lai nộp tiền, các văn bản trao đổi giữa các bên liên quan đến việc đặt cọc và lý do không thể tiếp tục đi xuất khẩu lao động, … Và đặc biệt, Quý khách cần thu thập các chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm trực tiếp bởi hành vi không hoàn trả tiền đặt cọc của bên xuất khẩu lao động. Việc cung cấp đầy đủ tài liệu giúp Tòa án có căn cứ để giải quyết vụ án một cách công bằng và đúng pháp luật.
Phương thức gửi hồ sơ khởi kiện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ đơn khởi kiện và các tài liệu đính kèm, người lao động cần gửi hồ sơ đến Tòa án nơi bên nhận cọc cư trú hoặc các bên đã lựa chọn trong hợp đồng. Có nhiều phương thức gửi hồ sơ khởi kiện, bao gồm nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tuyến thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Khi nộp trực tiếp tại Tòa án, người lao động sẽ được nhận biên lai tiếp nhận đơn khởi kiện. Biên lai này là căn cứ để theo dõi tiến trình giải quyết vụ án sau này;
- Nếu gửi qua đường bưu điện, người lao động nên sử dụng dịch vụ bưu chính có biên lai xác nhận để đảm bảo hồ sơ đến được Tòa án và có bằng chứng về việc đã gửi hồ sơ.
(CSPL: khoản 1 Điều 39 và Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí
Khi khởi kiện tại Tòa án, người lao động có nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm được Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do người khởi kiện yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn 300.000 (khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ quốc hội).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người khởi kiện có thể được miễn tạm ứng án phí theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ quốc hội. Các trường hợp này bao gồm người lao động thuộc diện hộ nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Để được miễn tạm ứng án phí, người khởi kiện cần nộp đơn đề nghị miễn, giảm án phí kèm theo các tài liệu chứng minh đủ điều kiện được miễn, giảm án phí theo quy định.
>>>CLICK TẢI NGAY: ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN TẠM ỨNG ÁN PHÍ 2025
Tòa án thụ lý và giải quyết
Sau khi người lao động nộp đầy đủ đơn khởi kiện, tài liệu đính kèm và tạm ứng án phí (hoặc được miễn, giảm án phí), Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án. Việc thụ lý vụ án được Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện và người bị kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án theo khoản 1 Điều 196 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trong quá trình chuẩn bị xét xử sau khi thụ lý, Tòa án tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ, triệu tập các bên đương sự đến Tòa án để lấy lời khai, tổ chức hòa giải giữa các bên và các hoạt động tố tụng khác. Trong thời gian 02 tháng chuẩn bị xét xử này, Tòa án sẽ xác minh giao dịch đặt cọc, điều kiện có hiệu lực của giao dịch và các vấn đề về lỗi của các bên.
Sau khi kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử vụ án. Tại phiên tòa, người lao động có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ và bảo vệ yêu cầu khởi kiện của mình. Sau khi xem xét toàn diện vụ án, Tòa án sẽ ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
CSPL: Chương XIII, XIV, XV của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Căn cứ tòa án xem xét yêu cầu lấy lại tiền cọc xuất khẩu lao động
Khi giải quyết tranh chấp về tiền đặt cọc, Tòa án dựa vào nhiều căn cứ pháp lý và tình tiết thực tế của vụ án. Các căn cứ này giúp Tòa án đưa ra phán quyết công bằng và đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên. Dưới đây là các căn cứ chính Tòa án thường xem xét:
- Các yếu tố về lỗi không thể đi xuất khẩu lao động là của ai?
- Mức độ hoàn thành giao dịch đặt cọc.
- Các yếu tố trở ngại khách quan, bất khả kháng tác động đến giao dịch đặt cọc
Lỗi của việc không thể đi xuất khẩu lao động là của ai?
Xác định lỗi là yếu tố quan trọng khi giải quyết tranh chấp về tiền đặt cọc. Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, việc xử lý tiền đặt cọc phụ thuộc vào việc bên nào có lỗi trong việc không giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Nếu bên đặt cọc (người lao động) có lỗi, tiền đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (công ty xuất khẩu lao động). Ngược lại, nếu bên nhận đặt cọc có lỗi, họ phải trả lại tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc.
Theo khoản 1 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP, trong trường hợp đặt cọc để bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng, bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết, không được thực hiện hoặc bị vô hiệu thì phải chịu phạt cọc theo quy định của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc lỗi từ phía công ty xuất khẩu hoặc có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, thì không phạt cọc.
Do đó, trong trường hợp người lao động không thể đi xuất khẩu lao động vì lý do trở ngại khách quan như sức khỏe không đảm bảo, vấn đề về hồ sơ, giấy tờ không phải do lỗi của họ, hoặc do lỗi từ phía công ty xuất khẩu hoặc công ty tiếp nhận ở nước ngoài gặp vấn đề như phá sản, ngừng kinh doanh, thì Tòa án sẽ xem xét các yếu tố này để quyết định việc xử lý trả khoản tiền đặt cọc cho người lao động.
Mức độ hoàn thành của giao dịch đặt cọc
Bên cạnh việc xác định lỗi, Tòa án cũng xem xét mức độ hoàn thành của giao dịch đặt cọc và hợp đồng chính khi giải quyết tranh chấp. Theo điểm b khoản 1 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 16/04/2003, nếu việc đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, mà trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc.
Như vậy, trong trường hợp người lao động đã hoàn thành một phần nghĩa vụ trong hợp đồng xuất khẩu lao động, Tòa án sẽ xem xét mức độ hoàn thành này và thiện chí trong việc thực hiện hợp đồng để quyết định việc xử lý tiền đặt cọc. Nếu người lao động đã thực hiện đáng kể các nghĩa vụ của mình nhưng không thể tiếp tục vì lý do chính đáng, Tòa án có thể quyết định hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền đặt cọc cho người lao động.
Có tồn tại các yếu tố trở ngại khách quan, bất khả kháng tác động đến giao dịch đặt cọc?
Yếu tố bất khả kháng và trở ngại khách quan có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết tranh chấp về tiền đặt cọc. Theo quy định tại điểm d khoản 1 mục 1 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 16/04/2003, nếu có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khiến hợp đồng không thể thực hiện được, thì không áp dụng phạt cọc.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Ví dụ như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, thay đổi chính sách của quốc gia tiếp nhận lao động làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu lao động.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người lao động không thực hiện được quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng của mình. Trong trường hợp xuất khẩu lao động, có thể là vấn đề về visa, giấy phép lao động, hoặc những thay đổi trong quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động.
Khi có các yếu tố bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, Tòa án thường quyết định các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, bao gồm việc công ty xuất khẩu lao động phải hoàn trả tiền đặt cọc cho người lao động.
(CSPL: khoản 1 Điều 156, khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015)

Tố giác hành vi có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản trong đặt cọc xuất khẩu lao động
Trong một số trường hợp, việc công ty xuất khẩu lao động không hoàn trả tiền đặt cọc có thể mang dấu hiệu của hành vi chiếm đoạt tài sản. Có thể kể đến như hành vi đưa thông tin giả, không đúng sự thật hoặc thực hiện giao dịch vì mục đích chiếm đoạt và không có khả năng thanh toán hoàn trả hoăc cố tình không trả tiền đặt cọc có thể bị xử lý hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 BLHS 2015(sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 BLHS 2015(sửa đổi, bổ sung 2017).
Để tố giác hành vi có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, người lao động cần chuẩn bị đơn tố giác và các tài liệu, chứng cứ liên quan chứng minh công ty xuất khẩu có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình. Đơn tố giác có thể gửi đến cơ quan cơ quan điều tra công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra hành vi bị tố giác hoặc viện kiểm sát nhân dân các cấp có thẩm quyền (khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29 tháng 12 năm 2017).
Việc tố giác hành vi có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản không chỉ giúp người lao động bảo vệ quyền lợi của mình mà còn góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, bảo vệ quyền lợi của nhiều người lao động khác.

Dịch vụ luật sư hỗ trợ lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa
Khi gặp khó khăn trong việc đòi lại tiền cọc, người lao động có thể sử dụng dịch vụ luật sư để được hỗ trợ về mặt pháp lý. Dịch vụ luật sư tại Luật Long Phan PMT bao gồm:
- Tư vấn pháp lý sơ bộ, phát hiện hành vi vi phạm, dấu hiệu phạm tội;
- Hỗ trợ soạn thảo các giấy tờ pháp lý;
- Đại diện theo ủy quyền thương lượng với bên nhận đặt cọc
- Đại diện theo ủy quyền hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Có thể thấy, sự hỗ trợ của luật sư không chỉ giúp người lao động lấy lại tiền đặt cọc mà còn góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của họ, giúp họ tự bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn trong các giao dịch dân sự sau này.
Một số câu hỏi liên quan cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động
Chúng tôi xin cung cấp cho Quý khách một số câu hỏi phổ biến về cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động. Mời tham khảo!
Ngoài thương lượng và khởi kiện, có phương thức nào khác để yêu cầu hoàn lại tiền đặt cọc không?
Ngoài hai phương thức chính là thương lượng và khởi kiện tại Tòa án, người lao động có thể xem xét gửi đơn khiếu nại đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty xuất khẩu lao động đặt trụ sở hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) để yêu cầu can thiệp, hỗ trợ giải quyết.
Nếu chỉ có biên lai thu tiền mà không có hợp đồng đặt cọc chính thức, liệu có thể khởi kiện đòi lại tiền không?
Có. Biên lai thu tiền, đặc biệt nếu ghi rõ mục đích thu tiền là đặt cọc cho việc đi xuất khẩu lao động, vẫn được coi là một chứng cứ quan trọng chứng minh có giao dịch đặt cọc. Kèm theo các chứng cứ khác như tin nhắn, email trao đổi (nếu có), yêu cầu khởi kiện vẫn có cơ sở để Tòa án xem xét (tham khảo khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện).
Thời gian trung bình để giải quyết một vụ kiện đòi lại tiền đặt cọc tại Tòa án thường là bao lâu?
Thời gian giải quyết một vụ kiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính phức tạp của vụ việc, sự hợp tác của các bên, và khối lượng công việc của Tòa án. Theo quy định, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là từ 02 đến 04 tháng (Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Tuy nhiên, thực tế có thể kéo dài hơn, đặc biệt nếu có các hoạt động như giám định, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc có kháng cáo.
Trường hợp công ty xuất khẩu lao động đồng ý hoàn cọc sau thương lượng nhưng cố tình trì hoãn việc thanh toán, người lao động nên làm gì?
Nếu đã có biên bản thỏa thuận hoàn cọc mà công ty trì hoãn, người lao động nên gửi văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận. Nếu công ty vẫn không thực hiện, người lao động có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ theo nội dung đã thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận đó sẽ là một chứng cứ quan trọng.
Nếu người lao động đơn phương thay đổi ý định không muốn đi xuất khẩu lao động nữa vì lý do cá nhân (không phải lỗi của công ty), người lao động có bị mất toàn bộ tiền cọc không?
Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Như vậy, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu người lao động đơn phương hủy bỏ mà không có lý do chính đáng hoặc không thuộc trường hợp bất khả kháng/trở ngại khách quan, người lao động sẽ mất tiền cọc.
Nếu công ty xuất khẩu lao động tuyên bố giải thể hoặc phá sản, quy trình đòi lại tiền cọc của sẽ như thế nào?
Trường hợp công ty giải thể, yêu cầu sẽ được giải quyết theo trình tự thanh lý tài sản của công ty. Nếu công ty phá sản, người lao động cần nộp đơn yêu cầu đòi nợ (khoản tiền cọc) đến Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình Tòa án giải quyết thủ tục phá sản. Việc này thường phức tạp và cần sự tư vấn pháp lý.
Sự khác biệt chính về kết quả đối với người lao động giữa việc tố cáo hình sự và khởi kiện dân sự là gì?
Khởi kiện dân sự nhằm mục đích chính là đòi lại tài sản (tiền cọc) và có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có). Tố cáo hình sự nhằm mục đích xử lý cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hình sự (như lừa đảo chiếm đoạt tài sản). Nếu hành vi bị kết tội hình sự, Tòa án trong bản án hình sự cũng có thể giải quyết phần dân sự là buộc người phạm tội hoàn trả tài sản chiếm đoạt cho người lao động.
Khi lập biên bản thỏa thuận hoàn cọc sau quá trình thương lượng, cần chú trọng những nội dung nào?
Biên bản cần ghi rõ: thông tin các bên; số tiền cọc đã nhận; lý do không tiếp tục hợp đồng; số tiền công ty đồng ý hoàn trả (toàn bộ hay một phần); thời hạn và phương thức hoàn trả cụ thể (tiền mặt, chuyển khoản); trách nhiệm của các bên nếu không thực hiện đúng thỏa thuận; và có chữ ký xác nhận của cả hai bên (và người làm chứng nếu có).
Nếu điều kiện làm việc thực tế tại nước ngoài không tương xứng hoặc sai lệch nghiêm trọng so với những gì công ty đã cam kết trong hợp đồng, đây có được coi là lỗi của công ty không?
Có. Nếu công ty cung cấp thông tin sai lệch nghiêm trọng về điều kiện làm việc, tính chất công việc, mức lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động so với thỏa thuận, dẫn đến người lao động không thể chấp nhận làm việc, thì đây có thể được xem là lỗi của công ty, vi phạm hợp đồng. Người lao động có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng và hoàn trả các chi phí, bao gồm tiền cọc.
Có thể khiếu nại hành vi của công ty xuất khẩu lao động đến những cơ quan nhà nước nào để được bảo vệ?
Có thể gửi đơn khiếu nại đến:
- Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh.
- Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Các cơ quan này có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Kết luận
Cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động đòi hỏi người lao động hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của mình. Nếu Quý khách hàng đang gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Luật Long Phan PMT qua hotline 1900636387 để được Luật sư Lao động tư vấn chuyên sâu và hỗ trợ hiệu quả nhất cho trường hợp cụ thể của mình.
Tags: đòi lại tiền cọc xuất khẩu lao động, khởi kiện đòi tiền cọc, lấy lại tiền cọc, thương lượng hoàn cọc, tiền cọc xuất khẩu lao động, tố cáo lừa đảo XKLĐ, tư vấn pháp luật xuất khẩu lao động, Xuất khẩu lao động
Em nộp cọc đi xkld nhưng 7 tháng rồi vẫn không đi được… mà trong đơn hàng thì nói từ 4 đến 6 tháng là bay . vậy em có lấy lại được cọc không
Chúng ti đã tiếp nhận được vấn đề pháp lý cần được giải đáp của Quý khách và sẽ sớm liên hệ hỗ trợ quý khách nhé
tôi đặt cọc 9 tháng nay mà vẫn không được bay liệu tôi có lấy được tiền cọc không
Chúng tôi đã tiếp nhận được câu hỏi của quý khách về việc có lấy lại được tiền cọc xuất khẩu lao động và sẽ liên hệ để hỗ trợ quý khách
Mình làm giấy đi được hơn 1 năm rồi mình đặt coc 10 triệu sau đó đậu đơn đặt thêm 20 triệu nựa mà hợp đồng ghi rỗ từ 6_8thang là bay hiện bây giờ mình muốn rút lại tiền cọc nhưng phía cty cứ bảo mình chờ mà mình chờ 2 tháng rồi. .vậy nên phải làm sao bây giờ
Xin hỏi LS e đã nộp tiền cọc hồ sơ đi Hàn từ tháng 12/2024 nhưng k đi nữa vì việc gia đình vậy e có đòi lại được tiền không ạ LS. Khi nộp tiền r chỉ nhận 1 phiếu thu ghi là cọc hồ sơ E7 đi Hàn chứ không ký hợp đồng hay phụ lục gì thì
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.
Xin hoi luat su con trai tôi nộp ho so đi xkld Ba Lan đa đất cốc tien và nộp tien giấy phép lao dong tổng so là 80 triệu đen hai nam roi không đi được nay tôi không muốn cho con đi nữa muốn huy hợp dong thi tôi co được nhan lai so tien không và nhan lai là bao nhiều phần trạm
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.
Tôi đã trúng đơn hàng.nhung gd không nhất trí đã cọc 1/3 số tiền phí chưa ký visa. Vậy tôi có được trả lại tiền không
Chúng tôi đã tiếp nhận được câu hỏi của bạn và sớm liên hệ hỗ trợ
Tôi nhận được tin nhắn trúng tuyển đơn hàng và đã nộp cọc 20 triệu nhưng chưa được kí kết đơn hàng, giờ tôi không muốn đi nữa có lấy lại được số tiền cọc không
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.
Mới vô học 1 tuần Cọc 5 củ có lấy lại được hk
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.
Tôi đã nạp cọc để đi xkld nhưng đã quá hạn cty hưa sẽ đi giờ ko đi đc tôi báo cty xin rút lại nhưng vẫn không được giải quyết giờ tôi phải làm sao ạ
Luật Long Phan đã tiếp nhận được vấn đề thắc mắc cần giải đáp của khách hàng và sẽ liên hệ để hỗ trợ
Tôi nạp tiền gần 6 tháng rồi nhưng không bay được tôi đã xin rút lại khoảng hơn 3 tháng nay rồi nhưng vẫn chưa được giải quyết , liệu có lấy lại được tiền cọc ko ạ
Chúng tôi đã tiếp nhận vấn đề cần tư vấn của quý khách và sớm liên hệ để hỗ trợ
Mình làm giấy đi balan nay đã hơn 1 năm rồi mà trong hợp đồng ghi là 6.8 tháng là bay hiện mình làm giáy rút tiên cọc vs tiền fomr đậu đơn hàng mà cty cứ hứa lần nay đến lần khác vậy làm thê nào để rút được tiền coc vậy. Không rút được có nên kiện ra tòa không ạ
Chúng tôi sẽ sớm liên hệ để hỗ trợ ạ
Vk ck mới đạt cọc hai tháng muốn rút cóc và giấy tờ về được o a
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.
Tôi đậu đơn đi XKLĐ được mấy ngày nhưng tôi không học tiếng được được với lại cô giáo của trung tâm chửi tôi nên tôi rút đơn không đi XKLĐ nữa vậy có lấy lại được tiền cọc không ạ
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.
Em đậu đơn đi Nhật,ra học đc 2 hôm và đã cọc 60.000.000 . Vì lý do mẹ đơn thân nên em không tiếp tục theo và muốn rút cọc. Nhưng cty ko cho rút em xin được tư vấn ạ. Xin cảm ơn
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.
Tôi nộp tiền đi rồi mà tôi có chuyện lên huỷ đi thì có lấy lại đc tiền không ạ
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.
Em nộp tiền cọc đi xklđ thời gian dự kiến bày là 4 đến 6 tháng.. cho tới bây giờ là 11 tháng .. nhưng chưa có tin tức gì..tôi nói rút tiền cọc về thì CTY nói .. trừ 500 usd tôi không hiểu nguyên nhân gì
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.
M cần tư vấn lấy lại tiền cọc xklđ
Kính chào Quý khách!
Để tư vấn chính xác, Chúng tôi cần thêm một số thông tin liên quan đến trường hợp đặt cọc xuất khẩu lao động của Quý khách. Quý khách vui lòng trình bày chi tiết sự việc hoặc để lại số điện thoại, Chúng tôi sẽ sớm liên hệ để tư vấn. Trân trọng cảm ơn!
E đỗ đơn hàng vầ cọc 30tr rồi mà gần 3 tháng rồi chưa được bay giờ e k muốn đi nữa thì có lấy lại được tiền không ạ
Kính chào Quý Khách! Cảm ơn Quý Khách đã liên hệ. Quý Khách vui lòng để ý điện thoại, chuyên viên tư vấn của Chúng tôi sẽ sớm liên hệ tư vấn.