Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động trong một khoản thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động hay quy định của pháp luật. Trong bài viết này, Luật Long Phan sẽ trình bày những trường tạm hoãn thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Khi nào được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?

Hiện nay theo quy định mới của Bộ Luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019) các trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được bổ sung thêm một số trường hợp so với Bộ Luật Lao động 2012 cụ thể tại Điều 30 BLLĐ 2019 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

  • Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
  • Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
  • Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
  • Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
  • Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo chế độ thai sản

>>>Xem thêm: Các điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng lao động từ năm 2021

Tạm dừng việc do cách lý là tạm hoãn hợp đồng lao động?

Hiện nay, nhiều người phải tạm dừng việc do chấp hành cách ly để phòng chống dịch bệnh. Theo các quy định tại Điều 30 BLLĐ 2019, trường hợp dừng việc do cách ly thì đã không rơi vào các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động mà trường hợp trên sẽ rơi vào các trường hợp ngừng việc theo quy định tại Điều 99 BLLĐ 2019.

Trách nhiệm của người lao động khi tạm hoãn hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 31 BLLĐ 2019, Người lao động có trách nhiệm có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Trường hợp không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

Trường hợp là lao động nữ đang mang thai phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng do có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Thì khi xin tạm hoãn hợp đồng lao động người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

>>>Xem thêm: Thủ tục chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tạm hoãn hợp đồng lao động

Đối với người sử dụng lao động thì theo quy định tại Điều 31 BLLĐ 2019 thì khi hết thời gian tạm hoãn thực hợp đồng lao động và người lao động có mặt đúng thời gian quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận người lao động trở lại làm việc và bố trí công việc công việc phù hợp với hợp đồng giao kết. Trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Người sử dụng lao động phải nhận người lao động khi hết thời gian tạm hoãnNgười sử dụng lao động phải nhận người lao động khi hết thời gian tạm hoãn

Xử lý khi công ty không nhận lại khi kết thúc tạm hoãn hợp đồng lao động

Hiện nay rất nhiều trường hợp người sử dụng lao động không viện rất nhiều lý do để từ chối không nhận người lao động vào làm việc mà đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy người lao động cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết

Theo quy định tại Điều 188 BLLĐ 2019, các tranh chấp lao động phải trải qua hòa giải cơ sở trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Tuy nhiên trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không nhận người lao động vào làm sau khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì không cần phải tiến hành hòa giải của hòa giải viên. Theo đó trên cơ sở thỏa thuận của hai bên mà người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp. Kể từ ngày được thành lập thì Ban trọng tài phải tiến hành xem, giải quyết và ra quyết định giải quyết tranh chấp gửi cho các bên trong thời hạn 30 ngày.

Trường hợp Ban trọng tài không được thành lập hay không ra được quyết định giải quyết tranh chấp hay đã ra quyết định giải quyết tranh chấp mà có bên không thực hiện thì các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết.

>>>Xem thêm: Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng có phải bồi thường không?

Khởi kiện ra Tòa án nhân dân

Cũng theo quy định tại Điều 188 BLLĐ 2019, thì ngoài yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp thì các bên còn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần tiến hành hòa giải.

Theo quy định tại Điều 191 BLTTDS 2015, kể từ ngày người lao động nộp đơn khởi kiện thì trong thời hạn 3 ngày Chánh án phải phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện, trong 5 ngày Thẩm phán xem xét có tiến hành thụ lý vụ án hay không.

Khi đơn khởi kiện đã được thụ lý thù theo quy định tại Điều 203 BLTTDS 2015, thì trong thời hạn 2 tháng có thể kéo dài thêm 1 tháng nếu vụ án phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
  • Đưa vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động” kính gửi đến quý bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay ý kiến đóng góp vui lòng liên hệ 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG hỗ trợ nhanh nhất.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87