Căn cứ xác định người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó có liên quan đến quyền lợi của người lao động và được xem là một trong những căn cứ để người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để có thể hiểu rõ hơn những quy định về vấn đề trên.
>>>Xem thêm: Bất Cập Trong Quản Lý Lao Động Ảnh Hưởng Đến Doanh Nghiệp Thế Nào?
Mục Lục
- 1 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
- 2 Quy định pháp luật về người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc
- 3 Căn cứ xác định người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc
- 4 Thủ tục ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động
- 5 Xử lý khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp:
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
Quy định pháp luật về người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2015/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Tuy nhiên, nghị định này đã hết hiệu lực còn Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động lại không quy định rõ ràng về người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc.
Căn cứ xác định người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc
Hiện nay pháp luật chưa có ghi nhận cụ thể về tiêu chí đánh giá mức độ không thường xuyên hoàn thành công việc. Do đó, để có căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc cần phải căn cứ vào Quy chế của công ty. Điều này đòi hỏi phía người sử dụng lao động phải xây dựng và ban hành Quy chế về việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Thế nên, nếu trường hợp người sử dụng lao động không ban hành bản quy chế này thì rõ ràng sẽ gây nên khó khăn, bất cập trong việc đánh giá một cách chính xác, khách quan căn cứ như thế nào là “người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động” và từ đó dễ gây ra tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ phải xây dựng quy chế riêng phù hợp với điều kiện sản xuất – kinh doanh của mình.
Thủ tục ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động
Thứ nhất, cần xây dựng dự thảo quy chế: Người sử dụng lao động phải xây dựng các quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp. Theo đó, các phòng ban trong doanh nghiệp phối hợp để xây dựng dự thảo Quy chế. Nội dung Quy chế có thể gồm các nội dung: nguyên tắc đánh giá, trình tự, thời điểm đánh giá, thang điểm, thẩm quyền đánh giá.
Thứ hai, phải lấy ý kiến Công đoàn cơ sở và ra Quyết định ban hành Quy chế: Phía người sử dụng lao động sẽ làm việc với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở để trao đổi, lấy ý kiến, trên cơ sở có sự thống nhất. Sau đó người có thẩm quyền của doanh nghiệp sẽ ký Quyết định ban hành Quy chế này. Quy chế này cũng cần được thể hiện, ghi nhận trong Thỏa ước lao động tập thể của công ty.
Xử lý khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc
Trong quan hệ lao động, việc đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi nó có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Mặt khác, đây cũng được xem là một trong những căn cứ để người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động theo điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019.
>> Xem thêm: Thủ tục chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn
Trên đây là bài viết về căn cứ xác định người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc, đặc biệt là hướng xử lý trong trường hợp này. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.