Cháu nuôi có được hưởng thừa kế của ông bà hay không?

Cháu nuôi có được hưởng thừa kế của ông bà hay không là một vấn đề nhiều người nhận con nuôi rất quan tâm. Cháu nuôi vẫn có thể hưởng thừa kế của ông bà nhưng phải theo di chúc hoặc là theo quy định cụ thể của pháp luật. Vậy đối với trường hợp này, pháp luật thừa kế quy định như thế nào? Mời bạn đọc xem tiếp bài viết.

cháu nuôi có được hưởng thừa kế của ông bà

Cháu nuôi có được hưởng thừa kế của ông bà

Quy định pháp luật về việc nhận nuôi

Điều kiện để được nhận con nuôi

Căn cứ Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Những người sau đây không được nhận con nuôi:

  • Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
  • Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
  • Đang chấp hành hình phạt tù;
  • Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Hệ quả của việc nuôi con nuôi

Căn cứ Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định hệ quả của việc nuôi con nuôi:

  • Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con;
  • Giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật.
  • Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
  • Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
  • Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

hệ quả của việc nuôi con nuôi

Pháp luật chia thừa kế

Pháp luật Việt Nam về chia thừa kế

Pháp luật chia thừa kế Việt Nam ưu tiên chia thừa kế theo di chúc. Căn cứ Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Ngoài ra căn cứ Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 còn có thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Căn cứ Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Quyền hưởng thừa kế của cháu nuôi

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật thì con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ. Đối với hàng thừa kế thứ hai thì quy định là cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Do đó, cháu nuôi không thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà.

Theo quy định tại Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015 đối với thừa kế thế vị, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Do đó, trong trường hợp ông bà chết để lại tài sản cho cha mẹ nhưng cha mẹ cũng chết thì cháu nuôi có quyền hưởng thừa kế tài sản của ông bà.

quyền hưởng thừa kế của cháu nuôiLuật sư tư vấn

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế

  • Tư vấn chiến lược giải quyết tranh chấp, phân tích và đánh giá điểm mạnh yếu của các bên trong tranh chấp.
  • Tư vấn về cách thức, biện pháp giải quyết tranh chấp tài sản.
  • Thực hiện soạn thảo đơn khởi kiện.
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, chuẩn bị tài liệu chứng cứ cũng như các giấy tờ cần thiết khác của khách hàng.
  • Đại diện khách hàng đàm phán giải quyết tranh chấp.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc cháu nuôi có được hưởng thừa kế của ông bà hay không?. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc chia thừa kế hoặc muốn Tư vấn luật dân sự, xin vui lòng liên hệ Luật sư dân sự của chúng tôi thông qua HOTLINE: 1900.6363.87 để được tư vấn, hỗ trợ. Xin cám ơn.

Scores: 4.94 (71 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8