Tư vấn pháp luật đền bù đất nông nghiệp

Đền bù đất nông nghiệp là hoạt động được thực hiện khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp. Hoạt động đền bù luôn đòi hỏi phải giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đảm bảo sự dung hòa lợi ích giữa nhà nước và chủ thể bị thu hồi đất. Các khoản đền bù nhằm bồi thường, hỗ trợ người dân khi bị thu hòi đất. Trên thực tế, đất nông nghiệp là nguồn kiếm thu nhập chủ yếu của nhiều hộ dân, nếu không đảm bảo việc đền bù hợp lý sẽ dẫn đến những hệ lụy khó khắc phục được. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy định về đền bù đất nông nghiệp.

đền bù đất nông nghiệp
Đền bù đất nông nghiệp
>>Xem thêm Người Dân Được Đền Bù Như Thế Nào Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất?

Quy định pháp luật về đất nông nghiệp

Theo quy định tại Điều 19 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng đất thì hiện nay đất đai được chia làm 03 loại:

  • Nhóm đất nông nghiệp,
  • Nhóm đất phi nông nghiệp,
  • Nhóm đất chưa sử dụng.

Trong đó, đất nông nghiệp là một trong những loại đất đặc thù của Việt Nam – một đất nước có nền nông nghiệp lúa nước phát triển. Đất nông nghiệp hay còn được gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt là những vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi.

Pháp luật đất đai đã liệt kê cụ thể các loại đất nông nghiệp bao gồm:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi

Nguyên nhân của việc thu hồi đất có thể xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng,… của đất nước hay từ phía người sử dụng đất: vi phạm pháp luật về đất đai, tự nguyện trả đất,… Nhà nước thu hồi đất được hiểu là việc nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013.

Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013 định nghĩa bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Nhà nước đều bồi thường khi thu hồi đất, điều này xuất phát từ nguyên nhân mà Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Ngoài các trường hợp được quy định tại Điều 82 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước phải tiến hành bồi thường cho người dân khi thực hiện thu hồi đất.

Hình ảnh Quy định pháp luật về đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp của Công ty Luật Long Phan PMT
Quy định pháp luật về đền bù đất nông nghiệp

Vấn đề đền bù đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được quy định tại (Điều 77 Luật Đất đai 2013). Cụ thể:

  • Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;
  • Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
  • Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà bị thu hồi để làm dự án thì hộ gia đình, cá nhân sẽ được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại đối với diện tích đất trong hạn mức đất nông nghiệp. Đối với diện tích vượt hạn mức chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất. 

Còn đối với trường hợp chủ sử dụng đất là tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo thì việc bồi thường được xác định như sau:

  • Tổ chức kinh tế đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất; mức bồi thường về đất được xác định theo thời hạn sử dụng đất còn lại.
  • Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm khi Nhà nước thu hồi đất thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại nếu chi phí này không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Trường hợp đất nông nghiệp không phải là đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên của tổ chức kinh tế đã giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất thì hộ gia đình, cá nhân nhận khoán không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Ngoài bồi thường giá trị đất, Nhà nước còn xem xét hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất. Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật.

Khoản 2 Điều 83 Luật đất đai 2013 xác định rõ các loại hình hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

  • Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
  • Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
  • Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
  • Hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật.

Tùy hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng hộ dân và tình hình địa phương mà Nhà nước tiến hành áp dụng loại hình hỗ trợ phù hợp. Điều kiện, trình tự hỗ trợ của từng loại được quy định chi tiết tại Luật Đất đai 2013 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.

Quy định pháp luật về quy trình tiến hành thủ tục thu hồi đất, thủ tục đền bù đất nông nghiệp

Hình ảnh về Thủ tục thu hồi và đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp của Công ty Luật Long Phan PMT.
Thủ tục thu hồi và đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp

Thông báo thu hồi đất theo 

Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất bị thu hồi (kế hoạch thu hồi, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm).

Thông báo thu hồi đất phải được gửi đến từng người có đất bị thu hồi, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.

Ra quyết định thu hồi đất

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất được quy định cụ thể như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi đất với đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
  • Trường hợp thu hồi đất có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định thu hồi đất hoặc Ủy quyền cho ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Kiểm kê đất đai tài sản có trên đất

Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp thì UBND cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường tiến hành vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế kiểm đếm và tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm. Việc tiến hành cưỡng chế phải đúng theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Lập phương án bồi thường thiệt hại, hỗ trợ, tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với từng tổ chức, cá nhân, hộ gia định bị thu hồi đất, trên cơ sở tổng hợp số liệu kiểm kê, xử lý các thông tin liên quan của từng trường hợp; áp giá tính giá trị bồi thường về đất, tài sản trên đất.

 Lấy ý kiến nhân dân và hoàn chỉnh đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Phê duyệt phương án chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện:

UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cùng ngày với ra quyết định thu hồi.

Tổ chức chi trả bồi thường theo quy định

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
  • Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
  • Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
  • Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.
  • Trường hợp diện tích đất thu hồi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa giải quyết xong thì tiền bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích đất đang tranh chấp đó được chuyển vào Kho bạc Nhà nước chờ sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết xong thì trả cho người có quyền sử dụng đất.

 Bàn giao mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất

  • Người bị thu hồi đất phải bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
  • Nếu trường hợp người bị thu hồi đất không chịu bàn giao mặt bằng thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất theo đúng trình tự pháp luật.

Luật sư tư vấn quy định về đền bù đất nông nghiệp

Luật sư chuyên đất đai sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng các nội dung:

  • Tư vấn quy định về thu hồi đất nông nghiệp
  • Tư vấn trường hợp được bồi thường về đất khi thu hồi
  • Tư vấn mức đền bù đất nông nghiệp trong trường hợp cụ thể
  • Tư vấn yêu cầu đền bù đất nông nghiệp đúng luật. 

Đền bù đất nông nghiệp được thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp luật định. Không phải mọi trường hợp đều được đền bù đất nông nghiệp giống nhau. Căn cứ và trường hợp thu hồi, diện tích, tài sản trên đất và loại đất cụ thể mà mức đền bù đất nông nghiệp là khác nhau. Hãy liên hệ Luật Long Phan PMT qua hotline 1900636387 để hiểu rõ hơn về quy định đền bù đất nông nghiệp. Luật sư nhà đất luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. 

Bài viết liên quan đền bù đất nông nghiệp:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

8 thoughts on “Tư vấn pháp luật đền bù đất nông nghiệp

  1. ngo hang says:

    tôi có điều này chưa hiểu rất mong luật sư tư vấn giúp ạ,cảm ơn luật sư rất nhiều.bà nội tôi được nhà nước giao cho đất ruộng để sử dụng,nhưng sau khi ba tôi mất thì nhà nước có chia lại ruộng ,phần ruộng của ba tôi trước kia sử dụng không chú nào nhận cây,bố tôi mới nhận nốt một phần ruộng đó để sản xuất và đong tiền sản đầy đủ.Sổ đỏ ruộng đứng tên bố tôi,nay nay nhà nước thu hồi ruộng đất có đền bù thì các chú tôi đòi chia tiền phần ruộng mà trước kia của ba tôi.luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này bố tôi có được quyền lợi như thế nào ạ.Tôi xin chân thành cảm ơn.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào Ngo hang,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
      Căn cứ theo thông tin bạn đưa ra, chúng tôi nhận thấy việc sau khi bà của bạn mất đã có tiến hành phân chia phần ruộng. Tuy nhiên, các chú của bạn có hành vi không nhận, điều này có thể hiểu rằng các bên đã thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là phần diện tích đất ruộng trên thuộc sở hữu hoàn toàn của bố bạn. Như vậy, bố bạn được quyền nhận tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đối với phần diện tích đất trên.
      Trên đây là câu trả lời của chúng tôi, trường hợp bạn cần được tư vấn thêm hoặc có vấn đề chưa rõ, thì xin vui lòng cung cấp thêm thông tin và liên hệ với chúng tôi qua:
      Hotline: 0908 748 368
      Địa chỉ: Tầng 1, 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh để được tư vấn miễn phí nhé. Xin chân thành cảm ơn!

  2. Nguyễn Thị Linh says:

    Luật sư cho hỏi GĐ tôi năm 1997 có mua lại ruộng của người khác nhưng do bố mẹ ko hiểu nên ko làm giấy tờ . bây giờ nhà nước thu mua đền bù họ quay lại lấy tiền đêng bù ,vậy có đc ko.thuêc nông nghiệp hơn 20 GĐ tôi đóng góp.bây giờ GĐ tôi đòi lại có đc ko.

    • Luật Sư Vũ Viết Năng says:

      Trước ngày 01 tháng 01 năm 2008: Không có quy định pháp luật yêu cầu hợp đồng mua bán nhà đất phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực. Nếu đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất theo hai quy trình sau:
      + Nếu đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đang sử dụng đất tiến hành đăng ký cấp quyền sử dụng đất lần đầu.
      + Nếu đất đã được cấp giấy chứng nhận thì đăng ký chuyển quyền sử dụng đất theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
      “2. Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau:
      a) Người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;
      b) Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển quyền. Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trả);
      c) Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cho bên nhận chuyển quyền.
      Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.”
      Theo quy định pháp luật đã trình bày như trên và lời trình bày của chị là gia đình mua đất từ năm 1997 thì pháp luật vẫn sẽ công nhận quyền sử dụng đất của gia đình chị nếu đất đó hiện tại không có tranh chấp và gia đình chị có làm giấy mua bán về việc mua đất này nhưng chưa tiến hành sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chưa đăng ký xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu.
      Trong trường hợp không có giấy mua bán hay một giấy xác nhận nào được nhận trước đó từ UBND cấp xã nơi có đất thì pháp luật xác định chủ sở hữu quyền sử dụng đất căn cứ theo quy định pháp luật tại Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
      Điều 91. Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành
      1. Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
      a) Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
      b) Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
      c) Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
      d) Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
      đ) Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
      2. Căn cứ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết việc cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, quyết định công nhận hòa giải thành.
      Việc xác định tình trạng đất có thể căn cứ vào thời hạn sử dụng đất và tình trạng đóng thuế cho việc sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 263 Bộ luật dân sự 2015 thì việc xác định quyền sử dụng đất khi các bên tranh chấp đều không có giấy tờ chứng minh được quyền sử dụng hợp pháp của mình thì bên nào là bên sử dụng đất ngay tình, công khai, liên tục trong thời hạn 30 năm thì bên đó được công nhận là chủ sở hữu đối với quyền sử dụng đất đó.
      Theo như tình trạng thực tế chị trình bày thì thời hạn sử dụng đất liên tục của gia đình chị chưa đến 30 năm nên không đủ căn cứ để xác định quyền sử dụng đất theo quy định về sử dụng ngay tình, liên tục, công khai. Đối với căn cứ chị nêu là gia đình chị đã liên tục đóng thuế trong thời gian 20 năm chưa là căn cứ để xác định quyền sử đất đó thuộc về gia đình chị, vì căn cứ để đóng thuế là việc thực tế sử dụng đất hoặc được nhà nước giao đất.
      Vấn đề chị yêu cầu trả lại số tiền mà gia đình đã nộp thuế trong thời gian dài trước đó có thể không được chấp nhận do căn cứ đóng thuế là dựa trên tình trạng chị thực tế sử dụng đất đó vào canh tác, nên tiền thuế gia đình đóng là trách nhiệm dựa trên việc thực tế sử dụng mà không phải căn cứ vào việc gia đình có là chủ sở hữu của quyền sử dụng đất đó hay không.

  3. Khách says:

    Xin hỏi luật sư tư vấn giúp
    Hiên nay trên địa bàn của tôi có dự án thu hồi đất nông nghiệp cấy lúa,
    Trong dự án có thu hồi làm đất ở, và công trình khác
    Vậy gia đình toi có đất ruộng vào dự án
    Xin hỏi gia đình toi có dc quyền mua đất ở không vậy ?
    Vậy

  4. Nguyễn Thị Tâm says:

    Tôi xin hỏi luật sư một việc nhu sau: Trước kia mẹ tôi có được giao một phần đất nông nghiệp để cấy. Được một thời gian mẹ em già yếu không cấy nữa có giao cho cậu e cấy. Trong thời gian cấy câu em có đóng đầy đủ thuế. Đến nay nhà nước có chủ trương thu hồi lại làm đất ở cho dân. Hiện tại bố mẹ tôi đã mất, nhà nước có chủ trương đền bù. Gia đình tôi có 8 người con vậy tôi muốn hỏi ai sẽ là người được nhận tuền đền bù? Mong luật sư trả lời giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87