Mẫu đơn đăng ký giám hộ là văn bản được ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch 2014. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự…, pháp luật cho phép những người này được có người giám hộ.
==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ GIÁM HỘNội dung của mẫu đơn đăng ký giám hộ
Theo Mẫu đơn đăng ký giám hộ theo mẫu số 04, phụ lục 5, ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT – BTP do Bộ Tư pháp ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2020 thì nội dung của mẫu đơn đăng ký giám hộ gồm các nội dung chính sau đây:
Mục kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan đăng ký giám hộ (Ví dụ: Ủy ban nhân dân phường A, thành phố B, tỉnh C)
Mục nơi cư trú: Ghi theo nơi đăng ký thường trú, nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống. (Ví dụ: SN xxx, phường A, thành phố B, tỉnh C).
Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2014).
Các giấy tờ kèm theo
Về giấy tờ phải xuất trình:
- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký giám hộ.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký giám hộ (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).
Giấy tờ phải nộp bao gồm:
- Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu. (Mẫu số 04, phụ lục 5, ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT – BTP do Bộ Tư pháp ban hành ngày 28 tháng 5 năm 2020 )
- Văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ cử.
- Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự đối với trường hợp đăng ký giám hộ đương nhiên.
- Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký giám hộ.
- Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Sau khi nộp đủ giấy tờ, trong thời hạn 03 ngày, nếu người yêu cầu đủ điều kiện để đăng ký giám hộ thì sẽ được cấp trích lục giám hộ.
Thủ tục và trình tự thực hiện
Hiện nay, thủ tục đăng ký giám hộ được thực hiện theo Điều 20, 21 Luật Hộ tịch 2014.
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Bước 2: Nộp hồ sơ: Hồ sơ được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
- Bước 3: Cấp trích lục đăng ký giám hộ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
>> Tham khảo thêm: THỦ TỤC ĐẠI DIỆN CHO NGƯỜI NHÀ BỊ TÂM THẦN
THỦ TỤC ĐẠI DIỆN CHO NGƯỜI KHỞI KIỆN TẠI TÒA ÁN DO BỊ TÂM THẦN
Trên đây là bài viết hướng dẫn soạn đơn đăng ký giám hộ. Quý khách hàng có nhu cầu về dịch vụ luật sư, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Ok