Hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải bồi thường những khoản nào?

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu phải bồi thường những khoản nào là vấn đề nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm do nhãn hiệu mang dấu ấn của doanh nghiệp, gắn liền với thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu nổi tiếng. Vì vậy, không ít các chủ thể lợi dụng vấn đề này làm giả, làm nhái, xâm phạm nhãn hiệu. Vậy hành vi xâm phạm phải bồi thường những khoản nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Xâm phạm nhãn hiệu phải bồi thường những khoảng nào

Xâm phạm nhãn hiệu phải bồi thường những khoản nào

Hành vi bị coi là xâm phạm nhãn hiệu

Xuất phát từ sự quan trọng của nhãn hiệu đối với chủ thể kinh doanh nói chung, cũng như tầm quan trọng của nhãn hiệu trong sự quyết định lựa chọn của người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ nhãn hiệu của chủ sở hữu, Điều 129 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 quy định các hành vi bị coi là xâm phạm nhãn hiệu, cụ thể như sau:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

>>Xem thêm: Doanh nghiệp nên làm gì khi bị xâm phạm nhãn hiệu của mình?

Thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu không chỉ là hành vi trái pháp luật, vi phạm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ mà còn trực tiếp gây ra các thiệt hại. Thiệt hại gây ra bao gồm các thiệt hại về vật chất và các thiệt hại về tinh thần và được coi là một dạng thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

Thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra

Thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra

Thiệt hại về vật chất

Thiệt hại về vật chất do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, theo đó những thiệt hại này bao gồm: các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại

Thiệt hại về tinh thần

Song song với các quy định về thiệt hại vật chất, điểm b khoản 1 Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng quy định các thiệt hại về tinh thần. Theo đó, thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

>>Xem thêm: Mức bồi thường thiệt hại xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 

Xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ thể có nhãn hiệu bị xâm phạm, Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2019 hướng dẫn việc xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm nhãn hiệu gây ra. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ:

  • Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện; 
  • Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

Trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại. Hơn thế, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

>>> Xem thêm: Hướng khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại khi nhãn hiệu của doanh nghiệp bị xâm phạm

Cần làm gì khi bị xâm phạm nhãn hiệu

Thực hiện giám định sở hữu trí tuệ

Giám định sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sử dụng kiến thức, chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2022 thì chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp là chủ thể có quyền sở hữu công nghiệp. Giám định sở hữu trí tuệ không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng đây là một trong những bằng chứng quan trọng chứng minh quyền sở hữu của chủ thể đối với nhãn hiệu nói riêng.

Cần làm gì khi bị xâm phạm nhãn hiệuThực hiện giám  khi bị xâm phạm nhãn hiệu

Gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm

Sau khi phát hiện vi phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm cần chấm dứt thực hiện hành vi phạm, cần cải chính, xin lỗi và đồng thời bồi thường thiệt hại.

>>Xem thêm: Cơ chế xử lý và bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm, làm giả, làm nhái

Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm

Chủ sở hữu có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ xử lý hành vi vi phạm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Khởi kiện hành vi vi phạm

Sau khi chủ sở hữu đã thực hiện việc gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm nhưng kết quả giải quyết vẫn chưa thỏa đáng thì có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết lại vụ việc. Cần lưu ý rằng ngay khi phát hiện hành vi vi phạm chủ sở hữu đã có quyền khởi kiện vì các bước kể trên không phải là thủ tục buộc hay điều kiện phát sinh quyền khởi kiện của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi liên quan đến vấn đề xâm phạm nhãn hiệu phải bồi thường những khoản nào, quý bạn đọc nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ xin vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!

Scores: 5 (30 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87