Nhãn hiệu bị xâm phạm làm giả làm nhái là trường hợp không hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Ai ai cũng đều muốn sử dụng các nhãn hiệu đã có tính thông dụng với người tiêu dùng để dễ làm ăn hơn, việc này khiến cho người tiêu dùng bị hiểu lầm với nhãn hiệu gốc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cơ chế xử lý và bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm để mọi người hiểu rõ hơn.
Nhãn hiệu bị xâm phạm làm giả, làm nhái
Khái niệm về nhãn hiệu
Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định khái niệm về nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Theo Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định thì nhãn hiệu được phân loại làm bốn loại như sau:
- Nhãn hiệu tập thể.
- Nhãn hiệu liên kết.
- Nhãn hiệu nổi tiếng.
- Nhãn hiệu chứng nhận.
Những yếu tố được xem là có hành vi xâm phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu
Về quy định của pháp luật liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu
Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định về nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Điều 72 cũng có quy định khả năng phân biệt của nhãn hiệu là một trong các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ. Điều 74 Luật này có quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, cụ thể nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.
Quy định của pháp luật liên quan tới hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
>> Xem thêm: Thủ Tục Khởi Kiện Hành Vi Sử Dụng Trái Phép Nhãn Hiệu Đã Được Bảo Hộ
Về yếu tố xác định có hành vi xâm phạm
Theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì yếu tố xâm phạm là yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm.
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định tại Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 gồm các hành vi sau đây:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ
Biện pháp xử lý và bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm
Khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định về việc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình như sau:
- Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hạii.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo theo quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Khởi kiện ra Tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Cũng tại Khoản 1 Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ quy định tùy theo mức độ, tính chất xâm phạm thì có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, cụ thể như sau:
Biện pháp hành chính
Điểm b,c Khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu bị xử lý biện pháp hành chính theo Điều 214 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019 gồm các biện pháp sau:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền.
Ngoài ra, tùy theo tính chất và mức độ xâm phạm thì có thể áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung sau đây:
- Tịch thu hàng hóa giả mạo, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo.
- Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
Ngoài các biện pháp xử phạt ra thì còn có thể áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
>>> Xem thêm: Hình thức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ
Biện pháp dân sự
Trong trường hợp có hành vi xâm phạm về quyền đối với nhãn hiệu thì chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm theo quy định tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sau đây:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại.
Biện pháp hình sự
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự, cụ thể là có thể bị truy tố hình sự theo Điều 226 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Biện pháp xử lý bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm.
>> Xem thêm: Tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu công ty giải quyết như thế nào?
Luật sư có vai trò gì trong việc bảo hộ nhãn hiệu bị xâm phạm?
Khi có dấu hiệu chứng tỏ có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thì Quý khách hàng có thể tin tưởng các Luật Long Phan để giải quyết cho Quý khách hàng các vấn đề sau đây đúng với yêu cầu của Quý khách hàng nhất:
- Giải quyết các vấn đề liên quan tới bảo hộ nhãn hiệu.
- Tư vấn cho Quý khách hàng về các biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm.
- Đại diện theo ủy quyền để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý khách hàng trong các vụ khởi kiện liên quan tới xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tổng hợp bài viết liên quan tới biện pháp xử lý đối với hành vi xâm phạm về quyền đối với nhãn hiệu. Nếu Quý khách hàng còn có thắc mắc cần được TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ hoặc cần tìm LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ để giải quyết các vụ khởi kiện liên quan thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.