Khởi kiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được BẢO HỘ được pháp luật quy định ra sao? Khi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ, các hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đều có thể bị khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Vậy thủ tục khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại trong trường hợp này được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.
Thủ tục khởi kiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được bảo hộ
Mục Lục
Nhãn hiệu
Khái niệm
Căn cứ Khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (LSHTT 2005); nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu
Căn cứ Điều 72 LSHTT 2005, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Ngoài ra, nhãn hiệu không được thuộc một trong các trường hợp dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu được quy định tại Điều 73 LSHTT 2005.
Khả năng phân biệt của hàng hóa, dịch vụ
Quy định về sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được bảo hộ
Căn cứ Khoản 1, Điều 129 LSHTT 2005; các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Thủ tục khởi kiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được bảo hộ
Giám định về sở hữu trí tuệ
Dù pháp luật không bắt buộc nhưng việc giám định về sở hữu trí tuệ nên được tiến hành trước tiên khi phát hiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được bảo hộ. Bởi vì kết quả của việc giám định là tài liệu quan trọng trong quá trình xử lý hành vi vi phạm và còn được coi là nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền tham khảo khi giải quyết.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 201 LSHTT 2005; giám định về sở hữu trí tuệ phải do tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm
Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 198 LSHTT 2005; khi phát hiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải CHẤM DỨT hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Căn cứ Khoản 3, Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP; chủ sở hữu nhãn hiệu phải gửi thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.
Khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại
Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 198 LSHTT 2005, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khởi kiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (nếu hai bên có thỏa thuận trọng tài).
Đối với việc khởi kiện tại Tòa án, căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 37 và Khoản 1, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; đối với các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân có hành vi xâm phạm cư trú, làm việc hoặc nơi tổ chức có hành vi xâm phạm có trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết hoặc Tòa án cấp tỉnh nơi chủ sở hữu nhãn hiệu cư trú, làm việc hoặc có trụ sở nếu hai bên tranh chấp có thỏa thuận.
>>> Xem thêm: TRANH CHẤP NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU CÔNG TY GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
Tại sao lại cần luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu
Luật sư giúp hỗ trợ tư vấn các vấn đề sau:
- Tư vấn các quy định pháp luật về các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu như: đăng ký bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp,…
- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu và các bên liên quan đối với nhãn hiệu;
- Tư vấn hướng giải quyết tối ưu đối với các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu;
- Tư vấn xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;
- Thực hiện hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu;
- Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại Tòa án hoặc Cơ quan tiến hành tố tụng khác.
Trên đây là bài viết tư vấn thủ tục khởi kiện hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đã được bảo hộ. Nếu bạn đọc có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hoặc quyền sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ ngay qua số hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn luật sở hữu trí tuệ. Xin cảm ơn.
trình tự thủ tục khởi kiện vi phạm tác quyền về sở hữu trí tuệ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo khoản 4 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì tranh chấp của Qúy anh chị thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Những trình tự thủ tục cần thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
• Đơn khởi kiện (theo mẫu tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
• Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
• Nộp trực tiếp tại Tòa án
• Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
• Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
Bước 3: Xử lý đơn khởi kiện (Điều 191 BLTTDS 2015)
Khi nhận đơn khởi kiện trực tiếp thì Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn. Nếu còn bất kỳ vướng mắc, khó khăn về vấn đề này hoặc cần tư vấn pháp lý về các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ Tổng đài: 1900.63.63.87 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn!