Tỷ lệ sở hữu để kiểm soát một doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành là vấn đề pháp lý quan trọng. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp để có thể chi phối, kiểm soát doanh nghiệp thì khách hàng phải sở hữu một tỷ lệ cổ phần, vốn góp nhất định. Như vậy, dựa trên những căn cứ và tỷ lệ phần trăm để có quyền kiểm soát là bao nhiêu? Sau đây Luật sư doanh nghiệp sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.
Tỷ lệ sở hữu để kiểm soát một doanh nghiệp
Mục Lục
Các căn cứ để xác định tỷ lệ sở hữu
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2020/NĐ-CP căn cứ để doanh nghiệp kiểm soát, chi phối doanh nghiệp khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
- Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó.
- Căn cứ quy định tại Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020 đối với công ty cổ phần và Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020 đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có thể thấy, việc nắm giữ tỷ lệ phần trăm sở hữu cổ phần, tỷ lệ phần trăm vốn góp trong công ty càng nhiều thì càng có nhiều quyền lực. Đây được xem là một lợi thế trong việc thông qua các quyết định của công ty.
- Như vậy, căn cứ để xác định tỷ lệ sở hữu sẽ phụ thuộc vào số cổ phần cổ đông, phần trăm tỷ lệ vốn góp của các thành viên trong công ty.
>>>Xem thêm:Các công ty cần lưu ý gì trong Luật Doanh nghiệp 2020
Tỷ lệ sở hữu ở các loại hình doanh nghiệp có giống nhau?
Tỷ lệ sở hữu ở các loại hình doanh nghiệp là khác nhau, trong đó có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phụ thuộc vào phần trăm tỷ lệ vốn góp trong việc thông qua các quyết định. Đối với Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ có cơ chế biểu quyết riêng được quy định chi tiết trong Luật Doanh nghiệp 2020.
- Công ty cổ phần:
- Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành khi biểu quyết tại cuộc họp thuộc các vấn đề nêu tại Khoản 1 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Từ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành khi biểu quyết tại cuộc họp thuộc các vấn đề nêu tại khoản 2 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Còn trường hợp Đại hội đồng cổ đông biểu quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Căn cứ khoản 3 Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định mức tỷ lệ cụ thể để Hội đồng thành viên thông qua các quyết định của công ty là:
- Được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành;
- Được các thành viên dự họp sở hữu từ 75% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành đối với nghị quyết, quyết định bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty.
Tỷ lệ sở hữu ở các loại hình doanh nghiệp
>>>Xem thêm:Công ty có bắt buộc phải có Ban Kiểm soát không?
Vai trò của người quản lý có ảnh hưởng đến quyền kiểm soát doanh nghiệp?
- Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2020/NĐ-CP doanh nghiệp mua lại giành quyền kiểm soát có các quyền như:
- Quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số cán bộ quản lý của doanh nghiệp bị mua lại (ví dụ: thành viên Hội đồng quản trị; Chủ tịch Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc của doanh nghiệp bị mua lại);
- Quyền quyết định sửa đổi hoặc bổ sung điều lệ của doanh nghiệp bị mua lại;
- Quyền đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mua lại (ví dụ: lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành nghề, ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh và mô hình kinh doanh; điều chỉnh phạm vi kinh doanh và ngành nghề kinh doanh và lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp mua lại
- Căn cứ theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về người quản lý công ty cổ phần gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Khi đó kiểm soát quyền bổ nhiệm, quyết định bổ nhiệm các chức danh này cũng đồng thời với việc chi phối công ty cổ phần trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.
- Đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, căn cứ Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020 cơ cấu tổ chức quản lý được quy định trong điều luật này có các quyền như: quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trường và người quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty,…
Các trường hợp cá biệt được kiểm soát doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu
- Chi phối thông qua việc kiểm soát quyền họp và lấy ý kiến bằng văn bản
- Quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) và Hội đồng quản trị (HĐQT) đã được quy định rất cụ thể tại Điều 138 và Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, khi quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của hai cơ quan này buộc phải họp để biểu quyết, lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản. Cơ chế biểu quyết của hai cơ quan này được luật quy định khác nhau.
Theo đó, ĐHĐCĐ biểu quyết dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết của mỗi cổ đông, còn HĐQT biểu quyết dựa trên số lượng thành viên HĐQT và mỗi thành viên HĐQT có một phiếu bầu ngang nhau không phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì tại Điều 61 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rất chi tiết về trường hợp thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
- Chi phối và kiểm soát công ty thông qua việc quy định và kiểm soát nội dung điều lệ, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Điều lệ công ty
Theo các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, thì Điều lệ công ty được xem là “Hiến pháp” của một công ty đúng nghĩa. Luật đã trao quyền đặc biệt lớn cho Điều lệ công ty được quy định nhiều nội dung, vấn đề khác Luật Doanh nghiệp, đặc biệt là những vấn đề mang tính chất nội bộ và quan trọng của công ty.
>> Xem thêm: Thủ tục ủy quyền cho con bán tài sản ở Việt Nam khi cha mẹ ở nước ngoài
Các trường hợp cá biệt được kiểm soát doanh nghiệp
Thông tin liên hệ luật sư
Để nhận được sự tư vấn của Luật sư một cách nhanh chóng nhất, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63 hoặc:
- Fanpage: Luật Long Phan
- Zalo: 0939.846.973
Quý khách hàng có thể tư vấn trực tiếp tại:
- Trụ sở chính Quận 3: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 03, Tp Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Bình Thạnh: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh.
- Văn phòng tư vấn Quận 1: Phòng A1, Tầng trệt, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
- Chi nhánh tại Hà Nội: Tầng 23 Tòa nhà TASCO, lô HH2-2, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Tỷ lệ sở hữu để kiểm soát một doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu tìm TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP để hỗ trợ, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.