Tư vấn tố cáo hành vi chèn ép, cưỡng bức lao động tại Cần Thơ

Tư vấn tố cáo hành vi chèn ép, cưỡng bức lao động là vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong thời điểm hiện nay. Khi người lao động bị các tổ chức, doanh nghiệp chèn ép lương, thời gian làm việc, hay bị bóc lột sức lao động. Họ có quyền làm đơn tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết dưới đây Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin liên quan.

Tư vấn tố cáo chèn ép, cưỡng bức lao độngTư vấn tố cáo chèn ép, cưỡng bức lao động

Khi nào một hành vi được xem là chèn ép, cưỡng bức lao động?

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 thì cưỡng bức lao động được hiểu là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.

Một số hành vi chèn ép, cưỡng bức lao động thể hiện trên thực tế:

  • Lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động
  • Ngược đãi người lao động, buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động …

Như vậy, cưỡng bức lao động có thể biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau nhưng chung quy bản chất của hành vi này là bắt buộc người lao động làm việc trái ý muốn của họ

Hành vi chèn ép, cưỡng bức lao động bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì tùy thuộc vào từng trường hợp có hành vi cưỡng bức lao động mà các khung mức phạt tiền khác nhau, cụ thể như sau:

Thứ nhất, căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8, khoản 4 Điều 11 và khoản 4 Điều 30 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cưỡng bức lao động sau đây:

  • Lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động;
  • Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động
  • Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình

Thứ hai, căn cứ quy định tại điểm a khoản 7 Điều 44 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động.

Thứ ba, căn cứ quy định tại điểm a khoản 9  Điều 42 và điểm a khoản 6 Điều 45 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi:

  • Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động.
  • Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động.

Như vậy, khi người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động trên đây chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với khung phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng tùy thuộc vào các hành vi cưỡng bức khác nhau.

Cưỡng bức lao động bị xử phạt hành chínhCưỡng bức lao động bị xử phạt hành chính

Trường hợp nào cưỡng bức lao động bị xử lý hình sự và mức xử lý là bao nhiêu?

Theo Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về tội cưỡng bức lao động, cụ thể như sau:

Thứ nhất, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Thứ tư, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội cưỡng bức lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>>> Xem thêm: Mức xử phạt hành vi ngược đãi người lao động

Hướng xử lý khi có dấu hiệu bị người sử dụng lao động chèn ép, cưỡng bức

Thủ tục tố cáo

Thủ tục tố cáo hành vi chèn ép, cưỡng bức được thực hiện theo quy định tại Điều 22, 23 Luật tố cáo 2018, cụ thể như sau:

Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thứ nhất, tố cáo bằng đơn tố cáo

  • Đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
  • Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Thứ hai, tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

  • Người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018.
  • Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Như vậy, khi người lao động bị chèn ép, cưỡng bức lao động, họ có quyền gửi đơn tố cáo hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Quy trình yêu cầu xử lý hình sự

Theo Điều 5, Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ban hành ngày 29/12/2017 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Tài chính – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì khi người lao động bị cưỡng bức lao động, họ có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự theo quy trình sau đây:

  • Làm đơn yêu cầu xử lý hình sự gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin báo về tội phạm: Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát các cấp, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
  • Nội dung của đơn yêu cầu nêu vắn tắt diễn biến sự việc, mô tả hành vi trái pháp luật, xác định cơ sở pháp lý được sử dụng để giải quyết vụ việc.
  • Người lao động có trách nhiệm gửi kèm theo đơn những tài liệu, chứng cứ có liên quan để phục vụ cho yêu cầu của mình.

Quy trình tiếp nhận và giải quyết tố giác quy định tại Điều 5 và Điều 9 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, cụ thể như sau:

  • Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm:

Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (trừ Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.

Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

  • Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác thuộc thẩm quyền giải quyết, Thủ trưởng Cơ quan điều tra trực tiếp tổ chức, chỉ đạo, phân công Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc quyền thụ lý, giải quyết hoặc ra Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tổ chức, chỉ đạo thụ lý, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
  • Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết, cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trực tiếp chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, phân công Cán bộ điều tra thuộc quyền hoặc ra Quyết định phân công cấp phó trong việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
  • Đối với tố giác, tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì cấp trưởng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.
  • Kết thúc quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan đã thụ lý, giải quyết phải ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tố giác tội phạm ngược đãi, hành hạ người khác

Tư vấn thủ tục tố cáo hành vi cưỡng bức lao động

Với dịch vụ tư vấn thủ tục tố cáo hành vi cưỡng bức lao động, Long Phan PMT sẽ thực hiện các công việc sau đây:

  • Tư vấn hồ sơ tố cáo;
  • Tư vấn thủ tục tố cáo;
  • Tư vấn thời hạn giải quyết tố cáo;
  • Soạn thảo đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu giám định thương tích;
  • Tư vấn quy trình khởi tố xét xử vụ án hình sự;
  • Tư vấn quy trình khiếu nại kết luận điều tra, khiếu nại cáo trạng;
  • Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người lao động.

Tư vấn tố cáo cưỡng bức lao độngTư vấn tố cáo cưỡng bức lao động

Chèn ép, cưỡng bức lao động là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Người lao động khi bị chèn ép, cưỡng bức lao động có thể làm đơn tố cáo người lao động gửi đến cơ quan cấp có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết. Nếu quý khách vẫn còn thắc mắc cần Luật sư lao động tư vấn, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 1900636387  để được hỗ trợ.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87