Mức xử phạt hành vi ngược đãi người lao động

Mức xử phạt hành vi ngược đãi người lao động đang là vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm hiện nay. Ngược đãi người lao động là một trong những hành vi bị NGHIÊM CẤM trong lĩnh vực lao động. Vậy có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này hay không? Bài viết này sẽ tư vấn cho các bạn về vấn đề trên.

Mức xử phạt hành vi ngược đãi người lao động

Mức xử phạt hành vi ngược đãi người lao động

Ngược đãi người lao động là gì?

Ngược đãi là hành vi làm hại hay kiểm soát người khác. Ngược đãi có thể là ngược đãi về cơ thể, lời nói hoặc cảm xúc. Tất cả các hình thức ngược đãi đều có thể gây ra tổn thương và những sang chấn tâm lý cho nạn nhân.

Bộ luật Lao động 2019 không quy định rõ ngược đãi người lao động là gì nhưng theo khoản 2 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định ngược đãi người lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Các hành vi ngược đãi người lao động

Trong quan hệ lao động, người lao động thường là người yếu thế và có thể là đối tượng của ngược đãi lao động. Do đó, khi nghiên cứu và xây dựng các quy định về ngược đãi lao động, Bộ luật Lao động năm 2019 xác định đây là hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động, tức là những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Bộ luật Lao động 2019 không quy định rõ về các hành vi ngược đãi người lao động nhưng theo khoản 2 Điều 8 Bộ luật này thì ngược đãi người lao động là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Điều 164 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định người giúp việc gia đình có nghĩa vụ tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tố giác tội phạm ngược đãi, hành hạ người khác

Mức xử phạt hành vi ngược đãi người lao động

Khoản 4, Điều 11, Nghị định 12/2022/NĐ -CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý mức phạt nêu trên áp dụng với cá nhân. Đối với tổ chức, mức phạt sẽ tăng gấp 2 lần.

 Ngược đãi người lao động

Ngược đãi người lao động

Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị ngược đãi lao động

Căn cứ điểm c Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngược đãi người lao động

Theo Khoản 4, Điều 11, Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi ngược đãi người lao động

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi ngược đãi người lao động

Do đó, hành vi ngược đãi người lao động đến một mức độ nhất định sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội cưỡng bức lao động thì:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 61% trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

  1. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trên đây là bài viết về các quy định của pháp luật hiện hành về mức xử phạt đối với hành vi ngược đãi người lao động, đặc biệt là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN VỀ LUẬT LAO ĐỘNG, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

Scores: 4.5 (65 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87